Ba thương hiệu hủ tiếu miền Nam nổi tiếng nhất đất Sài Gòn

Ba thương hiệu hủ tiếu miền Nam nổi tiếng nhất đất Sài Gòn

Hủ tiếu miền Nam, món ăn dân dã đã quá đối quen thuộc với người dân Việt Nam nói chung và người dân miền Nam nói riêng. Nếu phở là món ăn làm nên thương hiệu của ngươi dân miền Bắc thì hủ tiếu lại là món ăn được yêu thích của người dân miền Nam. Cũng giống như cách chế biến Phở, để có được 1 tô hủ tiếu thơm ngon, cần có sự tỉ mỉ công đoạn chuẩn bị, sự công phu trong chế tạo nước dùng và các đồ ăn đi kèm.

Trải qua thời gian, hiện nay có 3 thương hiệu nổi tiếng nhất mà người dân miền Nam đặc biệt yêu thích là: hủ tiếu Nam Vang , hủ tiếu Mỹ Tho và hủ tiếu Sa Đéc. Những bát hủ tiểu đặc trưng nước dùng đậm đà được 3 thương hiệu lớn tạo nên 3 mùi vị khác nhau. Cùng tìm hiểu xem những bát hủ tiếu này có gì mà khiến người dân miềm Nam yêu mệ đến như vậy.

Hủ tiếu Sa Đéc

Hủ tiếu Sa Đéc sợi vừa phải, mềm mà không dai; không bở, vị không chua,trắng tươi màu sữa; thơm mùi gạo mới. Nước lèo hủ tiếu Sa Đéc được nấu kỹ từ xương lợn. Nước lèo là quan trọng nhất cho nên phải tỷ mỷ từng công đoạn; phải biết hớt bọt mới trong và tỏa thơm hương vị; phải thăm chừng độ lửa; đây đều là bí quyết làm nên thương hiệu của bát hủ tiếu Sa Đéc.

Hủ tiếu Sa Đéc

Phía trên sẽ rắc một ít lá ngò tạo mùi và một vài lát hành lá được xắt nhuyễn. Đặc biệt, tô nào cũng có “tăng xại” – cải xắt nhỏ ướp hương vị đặc trưng của người Hoa. Mỗi phần hủ tiếu được phục vụ kèm rau sống gồm giá; đĩa giò cháo quẩy, hẹ, xà lách và cần tây. Ngoài ra, lọ ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm và còn có xì dầu. Khi ăn, khách trộn tất những thành phần ấy lại rồi từ từ thưởng thức; sẽ thấy hủ tiếu Sa Đéc quả thật ngon tuyệt.

Đối với hủ tiếu khô, phải kể đến món nước sốt đặc trưng đi kèm. Sợi hủ tiếu được trụng (chần) dai dai; cho vài lát thịt, gan, tôm, cật, giá hẹ bên trên rồi rưới nước sốt chua ngọt lên. Cuối cùng không thể thiếu là salad xắt nhỏ; hành phi. Khi mang hủ tiếu khô ra, thực khách còn được cho thêm một chén nước lèo kế bên để vừa ăn vừa húp.
Ở Sài Gòn, đi đâu bạn cũng có thể bắt gặp hủ tiếu Nam Vang; từ nhà hàng sang trọng cho đến quán bình dân trên vỉa hè với các mức giá khác nhau.

Hủ tiếu Nam Vang

Trong ba thương hiệu kể trên thì hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng nhất. Món hủ tiếu Nam Vang trứ danh có nguồn gốc từ Campuchia nhưng lại do người Hoa chế biến. Và từ lâu đã trở thành món ăn yêu thích của rất nhiều người Việt.

Khi du nhập vào Việt Nam, dưới bàn tay chế biến của người Hoa; hủ tiếu Nam Vang đã được thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của người dân ở đây. Nước lèo hơi béo và thơm mùi nước tương (xì dầu) đặc trưng của người Hoa.
Thành phần của nó khá đơn giản với sợi hủ tiếu; cùng với các nguyên liệu như: thịt nạc, tôm, tim, lòng lợn, trứng cút, thịt băm và nước dùng. Trong bát hủ tiếu Nam Vang thì nước dùng là quan trọng và chuẩn bị công phu nhất. Muốn nồi nước dùng trong vắt và có vị ngọt thanh; người bán phải mua xương ống về hầm chung với tôm khô, mực khô khi hầm để lửa nhỏ và phải vớt bọt liên tục.

Hủ tiếu miền Nam Nam Vang

Ngày nay, hủ tiếu Nam Vang được chế biến với nhiều nguyên liệu khác nhau; ngoài 2 món đặc trưng là thịt lớn và tôm; người ta có thể thưởng thức với các nguyên liệu khác như cua; mực… dù thay đổi thành phần như thế nào nhưng thịt băm là nguyên liệu không thể thiếu vì thiếu đi thành phần này sẽ không còn là hủ tiếu Nam Vang nữa.

Hủ tiếu Mỹ Tho

Cùng thương hiệu nhưng hủ tiếu Mỹ Tho có nhiều điểm đặc trưng khác biệt với hai loại hủ tiếu trên. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất là sợi hủ tiếu Mỹ Tho có sợi to; trong và dai rất đặc trưng của loại gạo Gò Cát nổi tiếng ở đất Tiền Giang. Hủ tiếu Mỹ Tho còn có tên gọi là hủ tiếu dai vì khi chần sợi bánh qua nước sôi thì mềm nhưng không bở và hơi dai.

Hủ tiếu miền Nam Mỹ Tho

Hủ tiếu Mỹ Tho bao gồm thịt lát, thịt bằm; xương và gan heo, có tiệm còn thêm tôm khô vào để nước dùng ngọt hơn. Vị ngọt đậm đà từ nước hầm xương và các phụ gia khác khiến hủ tiếu Mỹ Tho đậm chất miền Tây Nam Bộ. Hủ tiếu Mỹ Tho thường được ăn kèm với phụ gia là giá sống, hành phi, chanh ớt, tiêu, nước tương. Nước chấm là nước tương, pha chút giấm và đường; có nơi sẽ có thêm tép mỡ và hành phi.

Hủ tiếu Mỹ Tho ngoài nổi tiếng nhờ nước lèo thơm ngọt vị miền Tây; còn nổi tiếng nhờ cọng hủ tiếu trong và dai; khi nấu không bị bở, hay mềm đi, chỉ trừ khi nấu lâu quá.

Muốn thưởng thức phải đến đúng địa điểm của 3 loại hủ tiếu trên. Bạn sẽ khó mà tìm thấy tiệm hủ tiếu gia truyền đúng vị nào trên đất Sài thành này đâu đấy. Nếu có cơ hội đến thăm đất Sài Gòn; hãy ghé thăm những quán hủ tiếu này để thưởng thức hương vị của hủ tiếu miền Nam trứ danh nổi tiếng toàn quốc này nhé.

Nguồn: Tour.gotadi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội