Đặc điểm cột trụ, mái vòm của kiến trúc châu Âu xưa

Đặc điểm cột trụ, mái vòm của kiến trúc châu Âu xưa

Kiến trúc châu Âu xưa chịu tác động lớn từ văn hóa Phục Hưng. Đó là nét văn hóa giai đoạn thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong lĩnh sử các quốc gia châu Âu. Nó tác động đến đời sống, tư tưởng và văn hóa sáng tác của họ. Nhưng họa sĩ và kỹ sư sống vào giai đoạn này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất. Họ đem điều đó vào các tác phẩm và công trình của mình.

Nhắc đến kiến trúc châu Âu xưa thì người ta sẽ nhớ đến các công trình kiến trúc lớn thời kỳ Phục Hưng. Thời kỳ này đã sản sinh ra nhiều tài năng hiếm có. Các tác phẩm của họ dù có nhiều nét riêng nhưng vẫn có điểm chung của văn hóa giai đoạn này. Thời điểm này, các công trình kiến trúc hầu hết đều có mái vòm, cột trụ vững chắc và cửa kính. Có nhiều công trình lớn đã ra đời là minh chứng cho điều này. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để có cái nhìn chi tiết hơn bạn nhé.

Lịch sử kiến trúc giai đoạn Phục Hưng

kiến trúc giai đoạn Phục Hưng

Vào cuối thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 17 xuất hiện lối kiến trúc Phục Hưng độc đáo. Thừa hưởng những tư tưởng của La Mã và Hy Lạp cổ đại cùng với văn hóa vật chất có ý thức đã tạo nên một phong cách kiến trúc mới. Lối kiến trúc này được phát triển qua nhiều thời kỳ, được xuất hiện tại Ý và nhanh chóng lan rộng khắp các vùng của châu Âu.

Nền kiến trúc thế giới mang đến nhiều phong cách kiến trúc đặc sắc và tiêu biểu qua nhiều thời kỳ và nhiều giai đoạn. Ở mỗi một thời kỳ lại có những sự sáng tạo và phát minh riêng biệt để tạo nên một phong cách kiến trúc đặc biệt.

Kiến trúc Phục Hưng là một phong cách kiến trúc mang những nét tương đồng với các phong cách kiến trúc trước đây nhưng được phát triển lên một tầm cao mới và tạo nên những điểm nhấn đặc trưng riêng biệt cho mình. Lịch sử kiến trúc Phục Hưng được hình thành và phát triển qua từng giai đoạn riêng.

Lịch sử kiến trúc thời kỳ này được chia làm 3 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn có những điểm đặc sắc riêng biệt và một phong cách thiết kế theo từng thời kỳ để tạo nên các công trình tiêu biểu mang những hình ảnh thiết kế đặc trưng cho lối kiến trúc này.

Từ 1400 đến năm 1500

Ở thời kỳ này là sự hình thành cơ bản của nền kiến trúc này. Từ những ảnh hưởng của phong cách thiết kế La Mã cổ đại, các kiến trúc sư đã sử dụng phong cách này vào lối thiết kế của phong cách Phục Hưng.

kiến trúc châu Âu xưa

Không gian được thiết kế theo một quy chuẩn của các hình học, tạo nên sự logic các trật tự được sắp xếp rõ ràng và chi tiết. Với thiết kế này đã giúp cho các công trình kiến trúc trở nên hài hòa hơn nhưng vẫn mang lại sự mạnh mẽ.

Từ năm 1500 đến năm 1525

Ở thời kỳ này là sự phát triển thịnh vượng của các kiến trúc Phục Hưng. Những công trình xây dựng được các kiến trúc sư áp dụng phong cách thiết kế cổ điển tạo nên những đặc sắc cho các công trình này.

Các kiến trúc sư là những người đã tạo dựng nên phong cách thiết kế. Họ tạo nên đặc điểm khác biệt cho lối kiến trúc thời kỳ này. Các công trình xây dựng được chăm chút kỹ lưỡng và cầu kỳ đẳng cấp. Đó hầu hết là các công trình xa hoa, sang trọng.

Hậu Phục Hưng

Ở thời kỳ hậu Phục Hưng này nền kiến trúc đã có những chuyển biến rõ rệt về phong cách. Thời kỳ này, người ta đã lược bớt vài chi tiết trong thiết kế của mình. Các chi tiết cổ điển không còn mang những nét đặc sắc của thời kỳ trước. Chúng được biến hóa để thể hiện một cách thoải mái và sáng tạo hơn.

Các công trình kiến trúc Phục Hưng ở thời kỳ này thường nhấn mạnh vào yếu tố thiết kế mái vòm. Các hình và những cột nhiều tầng trước nhà cũng được nhấn mạnh. Có rất nhiều công trình kiến trúc được tạo dựng theo phong cách này được nhiều người ưa chuộng.

Đặc điểm kiến trúc châu Âu xưa

Đặc điểm kiến trúc châu Âu xưa

Những kiến trúc châu Âu xưa mang đậm văn hóa thời kỳ Phục Hưng. Hầu hết chúng có nét tương đồng kiến trúc La Mã. Phong cách kiến trúc Phục Hưng mang lấy cảm hứng từ các chi tiết thiết kế của kiến trúc La Mã cổ đại. Phong cách thiết kế này nhấn mạnh vào các công trình tôn giáo. Họ lấy con người làm chủ đạo để tạo nên những đặc sắc trong thiết kế.

Kiến trúc Phục Hưng đặc biệt nhấn mạnh vào những tỷ lệ đối xứng hình học. Đồng thời, các kỹ sư cũng chú tâm vào tính cân bằng của các bộ phận. Các cột trụ và các dầm đỡ được sắp xếp có trật tự hơn.

Đặc điểm của kiến trúc này có những phong cách thiết kế riêng biệt. Các nhà thiết kế đã đem vào chất riêng của mình. Từng chi tiết được thiết kế theo một tỷ lệ nhất định. Tất cả đều tuân theo các quy tắc. Điều này giúp hình thành nên những điểm đặc sắc trong phong cách thiết kế của mình.

Mặt bằng xây dựng

Cách thiết kế mặt bằng của thời kỳ Phục Hưng cũng có nhiều đặc điểm riêng. Những tòa nhà có mặt bằng với hình vuông dạng đối xứng. Trong đó, các tỷ lệ được dựa trên một tiêu chuẩn nhất định khi thiết kế.

Đối với thiết kế mặt bằng của một nhà thờ thì  cũng có tiêu chuẩn cụ thể. Tiêu chuẩn của mặt bằng thường là chiều rộng của một lối đi. Điều này đòi hỏi cần có sự liên kết chặt chẽ giữa mặt bằng và mặt tiền với nhau.

Mặt tiền công trình

Mặt tiền kiến trúc phục hưng

Thiết kế mặt tiền thường đối xứng xung quanh trục thẳng đứng của một công trình. Mặt tiền của nhà thờ được tạo thành với hình tam giác, hệ thống trụ, các đầu trụ và vòm. Các cột và cửa sổ có thiết kế hướng về trung tâm của công trình này.

Đối với các tòa nhà dân dụng, phần mặt tiền ứng dụng gờ chỉ phào để tạo nên. Cac lỗ hở trên mỗi tầng thường lặp lại thường xuyên. Cửa ở trung tâm được đánh dấu với các chi tiết có tính năng như một ban công hoặc được trát vữa nhám xung quanh.

Cột và trụ nhà, đền

Cột và trụ của kiến trúc Phục Hưng ứng dụng những loại cột trước đây như các loại cột: Toscan, Doric, Ionic, Corinth, Composite. Các cột được sử dụng để chống đỡ cho các mái vòm, đầu dầm hoặc được sử dụng để trang trí cho các công trình.

Các cột được đặt áp sát bức tường như một trụ ốp tường. Những loại cột được sử dụng với những mục đích sử dụng khác nhau để tạo nên phong cách thiết kế đặc trưng của lối kiến trúc thời kỳ này và những điểm đặc sắc riêng biệt.

Thiết kế vòm

Vòm là thiết kế nửa hình tròn hoặc được phân đoạn riêng. Thiết kế vòm thường được sử dụng trong vườn, trên các cột trụ. Vòm mang những thiết kế giống với những lối kiến trúc trước đây và ứng dụng vào từng phong cách thiết kế tạo ra những công trình đặc biệt.

Mái vòm là đặc điểm chung

Mái vòm thời kỳ phục hưng

Những mái vòm được sử dụng phổ biến ở kiến trúc này. Các mái vòm được thiết kế to lớn tạo nên sự thoáng đãng về không gian. Các nhà thờ thường được thiết kế những mái vòm đặc trưng, đây cũng là điểm nhấn thiết kế trong lối kiến trúc này.

Các kiểu hầm nửa tròn

Hầm ở kiến trúc Phục Hưng không sử dụng các khung sườn như thiết kế kiến trúc trước đây. Các công trình kiểu hầm thường được thiết kế dạng nửa hình tròn hoặc thiết kế hình vuông, không giống với kiểu hầm Gothic. Các loại hầm kiểu ống được sử dụng nhiều.

Trần nhà

Đối với giai đoạn Phục Hưng này trần nhà được chú trọng đặc biệt với các chi tiết trang trí bắt mắt. Trần nhà có thể được thiết kế phân ô với những hoa văn đặc trưng hoặc được sơn với những màu sắc phù hợp. Với những thiết kế này giúp tạo nên sự sang trọng cho không gian.

Cửa chính

Cửa ra vào thường được xây dựng có dầm đỡ vuông. Cửa có thể được thiết kế trong một cung hoặc được đặt toàn bộ trong một hình tam giác. Lối vào không có cửa thường được thể hiện ở dạng cong và được trang trí với những chi tiết nổi bật.

Các cửa sổ

Cửa sổ thời kỳ phục hưng

Các cửa sổ được thiết kế với kiểu kết nối đặt trong vòng bán nguyệt. Có thể được thiết kế với dầm đỡ vuông hoặc tam giác. Đó là một trong những thiết kế nổi bật của lối kiến trúc này. Các cửa sổ được sử dụng để lấy ánh sáng và thường có màu sắc là điểm đặc trưng.

Tường nhà

Những bức tường thường được xây dựng bằng gạch hoặc ốp đá thẳng hàng. Các phần góc của tòa nhà được thiết kế với kiểu tường nhám. Bề mặt tường bên trong các công trình thường được ứng dụng trang trí. Hầu hết những bức tường sẽ được trang trí nhiều màu sắc.

Các chi tiết chạm khắc

Các chi tiết được chạm khắc tinh xảo với độ chính xác tuyệt đối. Các chi tiết của kiến trúc La Mã cổ đại được ứng dụng để tạo nên điểm đặc trưng riêng biệt cho phong cách kiến trúc Phục Hưng này. Các công trình được xây dựng mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Các chi tiết cổ điển được các kiến trúc sư ứng dụng tài tình và khéo léo để mang lại một thiết kế đặc sắc.

Một số kiến trúc sư tiêu biểu 

Kiến trúc sư Leon Battista Alberty

Các kiến trúc sư đã góp phần tạo dựng nên lối kiến trúc độc đáo này. Ở thời kỳ này xuất hiện một số kiến trúc sư tiêu biểu đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kiến trúc Phục Hưng và tạo nên các công trình đặc sắc mang ảnh hưởng đến lối kiến trúc sau này.

Kiến trúc sư Brunelleschi là một người theo trường phái kiến trúc Phục Hưng đầu tiên. Ông là người đã hoàn thiện nên thiết kế mái vòm của nhà thờ Florence nổi tiếng. Mặc dù mang những thiết kế đơn giản trong các công trình kiến trúc nhưng hệ thống nền móng của ông rất cân đối.

Kiến trúc sư Leon Battista Alberty là một người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm với trường phái kiến trúc cổ điển và ứng dụng vào các công trình xây dựng tạo nên những điểm đặc sắc, thu hút cho các công trình này.

Kiến trúc sư Andrea Palladio là một người có những thiết kế đơn giản tuân thủ theo những sự cân đối trong các công trình kiến trúc của mình. Ông cũng tạo nên những thiết kế tiêu biểu và tạo dựng nên tên tuổi mình trong nền kiến trúc Phục Hưng.

Kiến trúc sư Donato Bramante là người đã phát triển nên phong cách kiến trúc với không gian 3 chiều. Ông là người coi trọng các thiết kế hình khối trong kiến trúc với những thiết kế nổi bật của mình.

Một số công trình kiến trúc châu Âu xưa

Lâu đài cổ Rosenborg

Thánh đường Santa Maria del Fiore là một công trình tiêu biểu với lối kiến trúc Phục Hưng đặc trưng. Thánh đường được thiết kế với những mái vòm to lớn, các bức bích họa đặc trưng và những ô cửa sổ màu sắc tạo nên sự đặc biệt cho công trình kiến trúc này.

Quảng trường Piazza del Campidoglio cũng là một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc này. Với lối thiết kế cổ điển đặc trưng, quảng trường mang một vẻ đẹp tráng lệ của phong cách kiến trúc này và là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng.

Lâu đài cổ Rosenborg là một công trình kiến trúc được xây dựng nên bởi phong cách kiến trúc Phục Hưng của Hà Lan. Lâu đài mang dáng vẻ quyền lực với các chi tiết thiết kế tinh tế mang những điểm đặc sắc riêng.

Lâu đài nước Palais Longchamps được thiết kế hình bán nguyệt. Chính giữa là đài phun nước được tô điểm bằng những bức tượng điêu khắc độc đáo. Bức tượng mô phỏng hình ảnh của 3 người phụ nữ ở vị trí cao nhất, bên dưới là những con bò tót. Đúng như tên gọi, quanh lâu đài nước Palais Longchamps có rất nhiều vị trí cho nước chảy ra.

Phong cách kiến trúc Phục Hưng mang những dấu ấn đặc sắc riêng biệt qua từng giai đoạn và từng thời kỳ. Lối kiến trúc này có những ảnh hưởng từ các phong cách kiến trúc cũ để tạo dựng nên những thiết kế mới mẻ cho mình và mang lại những công trình xây dựng tiêu biểu, nổi tiếng cho đến ngày nay.

Nguồn: Kientruclaudaicodien.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội