Đấu trường La Mã là một kỳ quan thế giới nằm ở thành phố Roma

Đấu trường La Mã là một kỳ quan thế giới nằm ở thành phố Roma

Đấu trường La Mã ở Ý là một công trình có trọng lượng thực sự, thường được coi là một trong bảy kỳ quan “hiện đại” của thế giới. Ngày nay, nó luôn mang lại cảm giác ngưỡng mộ kinh ngạc cho bất kỳ ai đã từng chiêm ngưỡng công trình tuyệt vời này của đế chế La Mã. Đấu trường La Mã – chính là một trong những kiệt tác để đời của người La Mã cổ cho tới hàng vạn năm sau. Thành phố Roma ban đầu là một giảng đường lớn, ban đầu được gọi là Amphitheatre Flavium trong tiếng Latinh, Anfiteatro Flavio trong tiếng Ý, và sau này là Đấu trường La Mã hay Colosseo.

Đấu trường La Mã khiến nhiều người muốn một lần được chiêm ngưỡng công trình cổ kính này trong các bộ phim Hollywood. Nếu bạn có dự định đi du lịch Ý trong thời gian sắp tới, Babartravel sẽ mang đến cho bạn một số thông tin hữu ích về nơi đây, đây là nơi bạn phải đến đầu tiên. Điều hấp dẫn nhất đối với du khách khi đến tham quan Đấu trường La Mã chính là khám phá những công trình kiến ​​trúc độc đáo của Đế chế La Mã cổ đại.

Quá trình dựng nên đấu trường La Mã

Quá trình dựng nên đấu trường La Mã

Việc xây dựng Đấu trường Colosseum bắt đầu dưới thời Hoàng đế Vespasian vào khoảng năm 70-72; và hoàn thành vào năm 80 dưới thời Titus. Công trình liên tiếp được điều chỉnh dưới triều vua Domitian. Sau trận đại hỏa hoạn thành Roma vào năm 64 sau Công nguyên; khu đất xây dựng đấu trường bị bỏ hoang và được hoàng đế Nero; cho xây dựng công trình Domus Aurea tại địa điểm này. Sau bao nhiêu năm xây dựng và sụp đổ do động đất và chiến tranh, những thay đổi ít nhiều đã được tạo ra và hình thành một đấu trường Colosseum như ngày nay. Với niên đại hơn 2000 năm tuổi, đấu trường La Mã xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của mình.

Ban đầu đấu trường La Mã được thiết kế để chứa được 50.000 người. Sau đó, các kiến trúc sư đã mở rộng thiết kế, nâng sức chứa của công trình này lên đến 55.000 người. Công dụng chính của đấu trường là làm nơi đấu của các võ sĩ. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.

Nơi để tập trung các lễ hội

Nơi để tập trung các lễ hội

Nơi đây còn được dùng làm biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Nhiều lễ hội được tổ chức tại đấu trường La Mã kéo dài tới 100 ngày. Đôi khi người La Mã khiến đấu trường La Mã trở nên ngập nước để biến nơi đây. Trở thành địa điểm diễn ra những trận hải chiến thú vị. Nhằm mua vui cho mọi người. Công trình này dẫn dần thôi được sử dụng làm nơi giải trí thời Trung Cổ. Sau này, đấu trường được sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, tôn giáo, pháp đài…

Khi còn nguyên vẹn, chu vi bên ngoài của đấu trường là 545m. Khi xây dựng, người ta đã dùng tới 100.000m đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Người La Mã đã dùng hơn 25.000m khối vữa và sỏi để trộn thành một loại bê tông, đồng thời dùng hơn 1 triệu viên gạch kích cỡ khác nhau trong công trình này. Số tiền dùng để xây đấu trường Colloseum được lấy từ chiến lợi phẩm trong cuộc chiến với người Do Thái vào năm 66 tới 73. Khoảng 50.000 cân bạc và vàng đã được thu về từ ngôi đền tại Jerusalem.

Các khán giả đến xem thi đấu cũng nhận được một phiếu giống như vé tới sân vận động ngày nay. Phiếu đó ghi rõ số cổng, số tầng, số khu và số hàng ghế mà họ được ngồi. Nó có thể chứa tới 50.000 đến 80.000 người và được thiết kế tốt. Đến nỗi mỗi người có thể ra khỏi tòa nhà này trong vòng mấy phút.

Công trình kiến trúc độc đáo

Công trình kiến trúc độc đáo

Bí mật nằm trong việc sử dụng tài tình các mái vòm cuốn. Các hành lang và các bậc lên xuống dẫn tới chỗ ngồi. Các mái vòm bên trên tầng trệt tạo ra 80 lối vào chỗ đông người. Mỗi lối vào có đánh số giúp khách tìm thấy chỗ ngồi của họ. Một tấm vải bạt khổng lồ che nắng che mưa thường được căng ra bên trên. Để che nắng và trong các buổi trình diễn đêm. Một đèn chùm bằng sắt khổng lồ treo lơ lửng bên trên đấu trường.

Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, nó đã bị hư hỏng do thiên nhiên tác động (động đất). Chu vi phía bắc của Đấu trường vẫn còn nguyên với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19. Phần còn lại của Coloseo ngày ngày nay là bức tường gốc như lúc đang xây.

Đấu trường La Mã với nhiều điều thú vị

Đấu trường La Mã với nhiều điều thú vị

Phần còn lại của đấu trường La Mã hơn 2000 năm tuổi này. Chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Nếu không có dự tính trước. Bạn vẫn có thể dạo quanh toàn bộ khuôn viên bên ngoài của đấu trường. Ngắm nhìn sự đồ sộ, cổ kính của những mái vòm đá vôi ba tầng. Sự hài hòa của lối kiến trúc độc đáo này. Sẽ có lý giải cho bạn vì sao lớp dưới cùng của mái vòm được xây dựng. Không phải vì mục đích thẩm mĩ. Mà là để kiểm soát đám đông rất hiệu quả.

Còn đi vào bên trong bạn sẽ được khám phá sàn đấu rộng ở phía trên và một mạng lưới ngầm bên dưới. Gọi là Hypogeum – trung tâm của công trình. Nơi “đào tạo” các đấu sĩ trước khi tham đấu. Và có một tin vui là bắt đầu từ cuối năm 2017, đấu trường đã cho mở cửa tầng 4 – 5. Tầng cao nhất để du khách tham quan. Vị trí này cao đến 52m so với mặt đất. Các bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ quanh cảnh xung quanh như đồi Palatine. Một góc thành Rome và quảng trường La Mã cổ đại một di sản thế giới.

Phương tiện đi lại cũng cực kỳ thuận tiện, đó chính là tàu điện ngầm và xe bus. Tuy nhiên bạn sẽ phải tự động dập vé qua các cửa máy bấm (chứ không có người bán vé như ở Việt Nam). Vé hầu hết được bán tại các quán Tabachi hoặc quán bar hay các máy bấm tự động ở gần bến.

Nguồn: Khoahoc.tv

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội