Đôi nét sơ lược về mỹ thuật Việt thời hiện đại

Đôi nét sơ lược về mỹ thuật Việt thời hiện đại

Bạn có hiểu biết gì về mỹ thuật Việt thời hiện đại? Mỹ thuật Việt có nhiều đặc điểm nổi bật, nhiều tác phẩm nổi tiếng. Nhưng dấu ấn mỹ thuật Việt không chỉ nổi bật ở quá khứ mà cả hiện tại và tương lai.. Hội họa Việt Nam cũng có nhiều bước thay đổi trong thời gian qua. Hãy cùng WPD tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé. Chắc chắn bạn sẽ có thể tìm kiếm được nhiều thông tin thú vị.

Những triển lãm tranh thời gian qua đã cho thấy rõ ràng sự thay đổi trong lối sáng tác của nhiều nghệ sĩ Việt. Những cái tên mới nổi gần đây là Ngô Văn Sắc, Hoàng Bạch Diệp, Bùi Thanh Tâm. Đặc biệt, tranh của Bùi Tiến Tuấn ngày càng được nhiều người tìm đến. Triển lãm tranh 2018 đã ghi dấu ấn của nhiều tác phẩm nổi bật, trong đó có “Sen, đạo và đời”. Đây là một sản phẩm được trình làng sau 16 năm ấp ủ của Hoàng Bạch Diệp. Trong những phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi chi tiết hơn để tìm hiểu về nét mỹ thuật Việt thời hiện đại.

Cái đẹp phồn thực

Cái đẹp phồn thực

Ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới 2018, hàng loạt tên tuổi quan trọng của mỹ thuật Việt đương đại đã xuất hiện, công bố rất nhiều sáng tác mới. Thị trường tranh Việt khẳng định rõ ràng đã bước sang một giai đoạn mới với góc nhìn mỹ thuật, với rất nhiều thay đổi trong cách tạo hình cái đẹp của các họa sĩ cũng như cách công chúng đánh giá cái đẹp trong hội họa.

Không còn ở cái thời người mẫu đẹp là phải chuẩn dáng ngồi mong manh của thiếu nữ bên hoa sen, hoa huệ. Tỉ lệ cơ học của thân thể người mẫu giờ đây đã biến hóa khôn lường dưới nét cọ của các họa sĩ. Trong tranh Hoàng Bạch Diệp, rất nhiều hình ảnh nữ tính thể hiện cái đẹp phồn thực, gần như là khỏa thân. Rất khó tính và chấp nhận vẽ chậm hơn nhiều họa sĩ khác, từ lần triển 

Nét đẹp của hội họa Việt

Hội họa Việt ghi tên của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hoàng Bạch Diệp hay Bùi Tiến Tuấn…

Hoàng Bạch Diệp

Tranh ' Sen, đạo và đời"

Họa sĩ Hoàng Bạch Diệp mới đến với công chúng trong “Sen, đạo và đời”. Họa sĩ cho biết một năm, ông chỉ có thể vẽ vài ba bức, cùng lắm là chục bức tranh. Ông cũng không thể vẽ đến đâu lại bán đến đó. Thế nên, phải tích lũy hơn 10 năm trời, ông mới thấy gia tài của mình đủ để trình làng.

Họa sĩ Hoàng Bạch Diệp cho rằng triển lãm nhiều mà không khác nhau mấy thì cũng chưa hẳn là tốt nên ông cứ kiên định vẽ chậm. Mặc “giông tố” ồn ào với tranh và thị trường, ông không để điều đó ảnh hưởng đến tư duy sáng tác của mình.

Bùi Tiến Tuấn

Khác với cách công bố tác phẩm của Hoàng Bạch Diệp, họa sĩ Bùi Tiến Tuấn lại gần như năm nào cũng tổ chức triển lãm cá nhân với hàng loạt bộ sưu tập tranh lụa và giấy dó độc đáo. Loạt tranh “Phù phiếm”, “Sợi chỉ đỏ” là nơi những phụ nữ gợi cảm, quyến rũ có thể tự hào khoe vẻ đẹp, thời trang và cơ thể.

Vẽ giấy dó nhưng Bùi Tiến Tuấn “chơi” công bút, đi những nét thật mảnh, thật mềm và thật điệu nghệ để miêu tả các chi tiết trong tranh. Nhà phê bình Nguyễn Quân nhận định: “Lụa của Bùi Tiến Tuấn mang lại một âm, một hương, một sắc khác cho tranh lụa đang héo úa ở nước ta”.

Trong hàng trăm bức tranh của Bùi Tiến Tuấn, yếu tố nữ tính, cái đẹp đàn bà được phản ánh với đủ mọi kiểu dáng, góc độ nhưng hầu hết đều là phồn thực. Tính ước lệ và tương phản cực cao, phần bụng và mông, đùi của những người đàn bà rất lớn, gần như… đúng với thực tế ngoài đời chứ không phải thắt đáy lưng ong, eo thon, đùi dài.

Những họa sĩ đậm chất quê

Nhiều đồng nghiệp cho rằng Hoàng Bạch Diệp là “người quê” ở giữa phố. “Họ đã nói đúng” – họa sĩ khẳng định. Ông cho biết bản thân sinh ra và lớn lên ở vùng Kinh Bắc, hiểu thấu cuộc sống, thân phận vất vả của người quê, hơn nữa có một thời gian thực sự là “lão nông tri điền”.

Họa sĩ Nguyễn Quốc Chánh

Họa sĩ Nguyễn Quốc Chánh, người lựa chọn mảnh đất Đồng Nai để sáng tác gốm, cũng là một “người quê” làm nghệ thuật. Từng là một trong những nhà thơ đương đại giữ vai trò tiên phong, khoảng 10 năm gần đây, ông chuyển hướng sang mỹ thuật, chú tâm vào tác phẩm gốm. Bạn bè gọi tác phẩm của Nguyễn Quốc Chánh là “những vần thơ gốm”.

Bùi Tiến Tuấn cũng là một kiểu “người quê”. Ông sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Do đó, phong cách dân dã cũng ảnh hưởng đến lối nghệ thuật của ông.

Hoàng Phượng Vỹ là một họa sĩ đam mê tranh sơn dầu, tranh bột màu. Anh tự nhận mình là một người nghệ sĩ luôn đi bên lề cuộc sống. Họ chưa đau thì anh đã đau. Họ chưa vui thì anh đã hoan lạc… Bởi cần lắm, người nghệ sĩ phải có những khoảng lùi và tâm hồn nhạy cảm. Như vậy, người nghệ sĩ mới có thể tiến xa. Nghệ sĩ tranh sơn dầu chia sẻ.

Sự mở cửa cho hội họa Việt Nam

Những “người quê” làm nghệ thuật cũng chia sẻ về việc cởi mở trong nghề vẽ ảnh nude. Họ nói việc tìm mẫu không khó. Nhưng cái khó là tìm ra 1 mẫu nude có hồn để bức tranh sinh động. Tìm người thật sự ưng ý thì không dễ. Hơn nữa, ngay chồng con và người thân của mẫu cũng có rào cản. Người thân của những người mẫu cũng chưa đồng cảm với việc này. Vì thế, hầu hết những người mẫu này thường giấu thân phận của mình. Bình thường họ vẫn làm việc hành chính trong các cơ quan.

Vẽ ảnh nude có được đón nhận?

Các họa sĩ cho biết thu nhập của người mẫu nude không cao. Họ cũng không có quá nhiều việc để làm. Xã hội Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc trong những quan niệm cũ về tranh nude, ảnh nude và nghề làm mẫu nude.

Tranh nude

Họa sĩ Hoàng Bạch Diệp nhớ lại: “Hồi học mỹ thuật, chúng tôi phải đợi các lớp bạn nghỉ hè, thầy trò mới dám vẽ khỏa thân. May mắn tìm được sinh viên lớp nhạc làm người mẫu, thế là các cửa sổ phải đóng kín bưng vì sợ người ngoài xem. Lúc đầu, chính cô người mẫu này cũng hơi e thẹn. Chúng tôi ai cũng thấy hồi hộp, tay cầm cọ run run… Dần già, tình yêu nghệ thuật đã vượt qua tất cả”.

Nói về lý do vẽ hàng trăm bức tranh nude hoặc gần như thế, họa sĩ Hoàng Bạch Diệp giải thích: “Hầu hết các tranh tôi vẽ, con người và thiên nhiên sống hòa quyện với nhau. Với tôi, điều ấy rất quan trọng. Vì đã hòa quyện bình đẳng thì sao lại có trang phục? Hễ cứ cầm bút vẽ là hình ảnh trần lại xuất hiện. Hơn nữa, tôi quan niệm người tu tâm đạt đến độ sẽ không bị cái lý trói buộc, chẳng còn khoảng cách, trọng lượng, không còn không gian và thời gian…”.

Hạn chế của suy nghĩ truyền thống

Ở Việt Nam hiện nay, không ít người còn nhìn nhận người mẫu khỏa thân và tranh khỏa thân chưa theo đúng như tôn chỉ của nghệ thuật. Tuy nhiên, các họa sĩ đều tin tưởng dần dần, xã hội sẽ nhìn nhận cởi mở hơn. 

Nhái tranh của tác giả nổi tiếng

Bùi Tiến Tuấn là tên tuổi đang nổi, đồng nghĩa với việc giá tranh của ông cũng cao. Thậm chí, đã bắt đầu xuất hiện những người chủ tâm nghiên cứu làm nhái tranh. Nhiều người thường chọn làm nhái tranh Bùi Tiến Tuấn đem bán. Mới đây, giới mỹ thuật bức xúc phản ánh việc này. Được biết, Nguyễn Tây đã công khai mang tranh nhái Bùi Tiến Tuấn sang Pháp triển lãm.

Dư luận trong giới mỹ thuật cho rằng việc này đã giết chết sự sáng tạo của nghệ sĩ. Việc công khai triển lãm tranh nhái khiến nhiều người nhớ lại vnăm 2017. Khi đó, khi ông Vũ Xuân Chung và ông Jean Francois Hubert đưa 17 bức tranh giả về Việt Nam. Sau đó, các bức tranh đã được đem đi triển lãm tại TP HCM.

Nguồn: Nld.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội