Khám phá những nét đẹp đặc sắc của lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên

Khám phá những nét đẹp đặc sắc của lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên

Lễ hội Cồng Chiêng là một lễ hội dan gian vô cùng đặc sắc; và có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân Tây Nguyên cũng như cả nước Việt Nam vì nó giúp quảng bá bình ảnh văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên tới các nước trên thế giới. Gọi là Cồng Chiêng Tây Nguyên vì nó là tác phẩm của các dân tộc Tây Nguyên: Cơ Ho; Bana,  Rơmăm, Xê Đăng, Mnông, Ê Đê, Gia Rai…

Tiếng Cồng Chiêng như thay lời của người dân Tây Nguyên để diễn tả những niềm vui; nổi buồn của họ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Đó là tiếng nói mang ý nghĩa tâm linh diễn tả tâm hồn của con người. Theo quan niệm từ xa xưa của người Tây Nguyên truyền lại thì mỗi một chiếc Cồng chiêng đều ẩn chứa phía sau đó là 1 vị thần. Nếu chiếc Cồng Chiêng càng lâu đời thì vị thần đó sẽ có quyền lực càng cao.

Khi đến với lễ hội Cồng Chiêng bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều nghệ nhân biểu diễn các vũ điệu khác nhau kết hợp với tiếng Cồng Chiêng. Ngoài ra còn có các hình thức khác như: phục dựng nghi lễ, ẩm thực Tây Nguyên….

Giới thiệu về lễ hội Cồng Chiêng

Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên được tổ chức ở đâu và ý nghĩa của lễ hội này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Lễ hội được tổ chức ở đâu?

Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hóa cồng chiêng đó là: Gia Lai; Kon Tum, Đắk Lawsk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Cồng chiêng tây nguyên

Mục đích của lễ hội

Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên; đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Tại đây, những lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên; sẽ được dựng lại, nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung sức bảo tồn; và phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc. Cồng Chiêng Tây Nguyên là nơi tiết tấu và giai điệu gặp nhau. Mỗi nhạc công chơi một nốt và một mô hình tiết tấu, kết hợp lại thành bè, thành giai điệu.

Ý Nghĩa tâm linh của lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên

Cồng Chiêng Tây Nguyên bảo lưu được hình thức diễn xướng tập thể – cộng đồng; hợp tấu bằng cách nghe nhau, tức phải có tâm linh cộng đồng ứng vào. Hoàn toàn xa lạ với việc cá nhân hóa, nghệ sĩ hóa người biểu diễn; văn hóa cồng chiêng chỉ còn ở Đông Nam Á, và nguyên thủy nhất ở Tây Nguyên.

Một nghệ thuật thiêng “Cồng chiêng càng cổ bao nhiêu thì thần chiêng càng mạnh bấy nhiêu…Người chủ nhiều cồng chiêng không chỉ là người nhiều của cải mà cái chính là được sức mạnh của thần chiêng phù hộ” (GS. Tô Ngọc Thanh).

Ngay khi đứa trẻ vừa ra đời, người ta đã đem cồng đến đánh bên tai nó, gọi là lễ thổi tai. Cồng chiêng luôn có mặt trong các lễ cúng từ khi con người còn là thai nhi trong bụng mẹ cho tới khi vĩnh biệt cuộc đời, chưa kể trong vô số nghi lễ nông nghiệp ở Tây Nguyên, kéo dài từ tháng ba đến tháng mười hai.

Cồng chiêng tây nguyên

Trong mỗi lễ hội, cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh (với thần), giao hòa với trời đất và giao tiếp trong cộng đồng. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến ngã xuống đất. Đánh cho ma quỉ mải nghe đến quên làm hại người.

Vào từng năm tùy vào đơn vị tổ chức mà thời gian diễn ra lễ hội văn hóa cồng chiêng khác nhau. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là “tiếng nói” của con người và của thần linh theo quan niệm “vạn vật hữu linh”.

Giá trị văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên

Ở phần lớn các tộc người như: Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho… Thì cồng chiên là nhạc cụ dành riêng cho nam giới. Song có những dân tộc thì cả nam lẫn nữ đều có thể sử dụng như Mạ, M’Nông. Riêng một số ít tộc người như Ê Đê Bih thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng.

Mỗi giai điệu mỗi bản nhạc cồng chiêng đều có một ý nghĩa khác nhau cho mỗi sự kiện quan trọng những tiếng cồng chiên kết hợp với những tiếng hò reo tạo nên không khí vui tươi những giai điệu đi theo họ từ lúc sinh ra (lễ thổi tay) gắn liền đời sống hằng ngày qua các lễ hội đến khi họ mất (lễ bỏ mả).

Thanh âm của cồng chiêng là tiếng nói gắn kết giữa con người với thần linh. Mỗi sự kiện khác nhau thì giai điệu, bước múa cũng khác nhau.

Cồng chiêng tây nguyên

Cách đánh Cồng Chiêng

Người Tây Nguyên có hai cách đánh cồng chiêng. Một cách đánh bằng dùi, một cách đánh bằng cườm tay. Dùi chiêng có hai loại, một loại dùi mềm và một loại dùi cứng. Loại dùi mềm thường làm bằng gốc cây dứa dại khô hoặc làm bằng gỗ có bọc vải. Lọa dùi cứng thường làm bằng nhánh gỗ khô hoặc thân cây sắn tươi. Mỗi loại dùi chiêng khi tác động lên mặt chiêng tạo ra âm sắc chiêng khác nhau. Loại dùi mềm cho âm thanh tròn trĩnh, vang ngân, trầm hùng.

Loại dùi cứng cho âm thanh sắc nhọn, nghe có tiếng va chạm của kim khí và sự mãnh liệt của âm thanh. Còn cách đánh bằng cườm tay cho ta một cảm giác âm thanh xa xăm, bí ẩn. Khi đánh chiêng, tay phải cầm dùi, hoặc cườm tay kích vào mặt chiêng tạo âm thanh, tay trái lúc chặn vào mặt chiêng, lúc rời khỏi mặt chiêng sẽ tạo ra âm chiêng (nốt nhạc chiêng).

Do vậy họ phải nắm rất chắc thời khắc gõ chiêng của mình làm sao cho đúng thời khắc tiết tấu, đúng gai điệu, đúng âm sắc. Và điều kì diệu của bản nhạc chiêng chính là sự đồng cảm, sự tập trung, sự hào hứng của những “tâm thức chiêng” khi cùng nhau trình diễn một bản nhạc cồng chiêng.

Nguồn: Dalattrip.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội