Tây Nguyên là một vùng đất có rất nhiều lễ hội đắc sắc phải kể đến như: lễ hội Cồng Chiêng; lễ hội đua voi…. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn lễ hội đua voi của người dân tộc Tây Nguyên.
Voi là một loài động vất quý đối với người dân Tây Nguyên bởi những chú voi không chỉ là những người bạn; mà còn được coi như một thành viên trong gia đình của họ. Những chú voi hoang dã sẽ được những người dân nơi đây thuần hóa để thân thiện; và hòa nhập với lối sống của con người nơi đây.
Đến với lễ hội đua voi của Tây Nguyên ngoài được xem những chú voi thi đấu quyết liệt bạn còn có thể tham quan Bản Đôn; thưởng thức các món đặc sản vùng Tây Nguyên như: cá lăng; rượu cần, gà nướng, gỏi cá, măng nướng xào vếch bò…; Ngoài ra bạn có thể khám phá một số địa điểm du lịch khá ấn tượng như: thác Dray Nur ở Buôn Mê Thuật; khu du lịch sinh thái Măng Đen hay Vườn quốc gia Yok Đôn.
Hãy cùng chúng tôi khám phá xem lễ hội voi ở Tây Nguyên có những gì đặc sắc; mà nếu tới Tây Nguyên thì nên tới vào thời điểm tháng 3 để được thưởng thức lễ hội này nhé.
Lễ hội đua voi được tổ chức vào thời gian nào trong năm
Hội đua voi là lễ hội truyền thống, tôn vinh tinh thần thượng võ; dũng cảm trong săn bắt và thuần dưỡng voi rừng của người M’Nông.
Buôn Đôn được coi là thủ phủ của loài voi; là một trong những địa danh nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi ở Tây Nguyên. Chính vì thế, đây cũng là nơi diễn ra lễ hội đua voi độc đáo với ý nghĩa tôn vinh sự mưu trí; sức mạnh, tinh thần chinh phục thiên nhiên của bà con đồng bào dân tộc M’Nông.
Lễ hội đua voi thường được tổ chức vào tháng 3 hàng năm, bởi đó là thời điểm dân làng chuẩn bị vào mùa vụ mới; vì thế việc tổ chức đua voi cũng có ý nghĩa cầu mong cho vụ mùa được tốt tươi. Thời điểm này tại khắp các buôn làng đều nhộn nhịp, nô nức.
Nét đặc sắc của lễ hội đua voi
Đến với lễ hội voi vào ngày Xuân Tây Nguyên; du khách không chỉ bị cuốn hút bởi không khí rộn ràng, quyến luyến với dư âm cồng chiêng vang vọng mà sẽ còn bị thu phục bởi sức mạnh; và sự khéo léo của những người con miền đất đỏ cao nguyên.
Công tác chuẩn bị của lễ hội
Trước khi bắt đầu lễ hội voi; các thanh niên quản tượng chăm sóc rất kỹ các chú voi của mình. Sau những ngày thuần dưỡng, chăm sóc đặc biệt với cỏ xanh non; các chú voi sẽ có sức khỏe dẻo dai để chính thức bước vào cuộc đua.
Vào sáng sớm của ngày hội đua voi, dân làng sẽ làm lễ cúng sức khỏe cho voi. Lễ vật là ba chén rượu cần, một con heo và một bầu nước. Lễ xong mọi người sẽ ca hát nhảy múa để bắt đầu cuộc đua voi.
Chính vì voi là biểu tượng trong đời sống tinh thần người dân Tây Nguyên; nên sức khỏe của voi là rất quan trọng. Vì lẽ đó, lễ cúng sức khỏe cho voi trở thành nghi thức không thể thiếu.
Rộn ràng khi lễ hội đua voi bắt đầu
Bãi đua là một bãi đất trống, bằng phẳng, có chiều dài khoảng 400-500m; chiều ngang rộng chừng 10 con voi xếp hàng. Trên lưng mỗi chú voi là hai chàng quản tượng có nhiệm vụ điều khiển voi. Trước khi vào cuộc đua, theo lệnh điều khiển của nài voi; các chú voi nối đuôi nhau xếp thành hàng, từ từ quỳ phục như một động tác chào ban giám khảo và khán giả; sau đó mới vào vị trí xuất phát. Sau hiệu lệnh là một hồi tù và ngân lên; các chú voi bật lên như lò xo, phóng về phía trước; cộng hưởng với tiếng hò reo cổ vũ của khán giản nghe rầm rập cả đất trời.
Những chàng trai quản tượng trong trang phục dân tộc rực rỡ ngồi trên lưng voi. Người cầm gậy ngồi trước điều khiển cho voi chạy thẳng đường; người ngồi sau thì cầm gậy hoặc búa gỗ quất vào mông voi, thúc cho voi tăng tốc thật nhanh.
Cuộc đua phải qua nhiều vòng. Bên cạnh việc đua voi trên cạn, người quản tượng còn phải thể hiện sự tài giỏi qua việc điều khiển voi bơi qua sông Sêrêpôk. Kết thúc cuộc thi, chú voi giành chiến thắng cùng người quản tượng sẽ được dân làng tôn vinh. Voi thắng cuộc được đeo một vòng nguyệt quế cũng những khúc mía, trái chuối của người tham dự lễ hội.
Đến Bản Đôn, du khách sẽ được đắm chìm vào bề dày văn hóa của người dân Tây Nguyên. Không chỉ có lễ hội voi, du khách còn được thưởng thức món gà nướng Bản Đôn chấm muối ớt hay một ly rượu Ama Kông đậm đà.
Tổng hợp
Bên cạnh chạy đua, những chú voi còn được tham gia các hoạt động như đá bóng, chở những khách du lịch đi tham quan buôn làng sau khi kết thúc lễ hội. Trong từng nhịp cồng chiêng sôi động, tiếng hò reo hân hoan của tất cả mọi người, những chú voi dường như cũng trở nên hào hứng và vui mừng hơn. Lễ hội độc đáo này thường hu hút hàng ngàn du khách cả trong và ngoài nước đến tham gia tại Buôn Đôn mỗi dịp diễn ra. Ý nghĩa hội đua voi Tây Nguyên mang nhiều giá trị tốt đẹp về tương lai, về những hy vọng với một cuộc sống no ấm, hạnh phúc đầy đủ hơn cho tất cả mọi người.
Khám phá Tây Nguyên hùng vĩ rộng lớn không phải ngày một ngày hai là hết được, vì thế nếu có thời gian bạn nên dành một chuyến du lịch dài ngày để tham quan nơi đây thoải mái hơn. Du lịch tại khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là Buôn Mê Thuột chưa quá phát triển, vì vậy bạn nên chọn một số khách sạn lớn, uy tín để được hướng dẫn và hỗ trợ kỹ hơn về đi lại và di chuyển trong những ngày du lịch tại đây nhé.
Nguồn: Truyenhinhdulich.vn