Trong lịch sử giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta không thể không nhắc đến công lao nhị tướng nhị vua Hai Bà Trưng. Qua đó, để bày tỏ sự biết ơn người dân Hải Phòng từ xa xưa đã lập Đình Quỳnh Cư làm nơi thờ phụng hai vị thần này và mẫu thân của họ. Hiện nay, công trình kiến trúc nơi đây được xem là một trong những di tích còn tồn tại từ rất lâu về trước. Được xây dựng từ rất lâu nhưng vẫn không làm mất đi giá trị văn hóa lịch sử, tuy nhiên một số chỗ đã bị xuống cấp trầm trọng.
Đến nay, một số bảo vật ngày trước vẫn được bảo tồn và có giá trị lớn. Khi khám phá nơi đây, bạn sẽ được nghe về câu chuyện hai vị thành hoàng này. Với thiên phú trời cho và tài năng vượt trội đã góp phần giúp ích cho dân ta khi họ còn rất trẻ. Hàng năm, nơi đây sẽ tổ chức các lễ hội truyền thống đã trở thành một nét văn hóa; và giúp người dân không quên đi công lao mà cha ông đã làm.
Công trình di tích mang nét văn hóa cổ xưa
Đình Quỳnh Cư Phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, Hải Phòng là nơi thờ phụng hai anh em Bá Công và Trọng Công; đều là tướng của nhị vua Hai Bà Trưng và Mẫu Thanh Hoa, đấng sinh thành của hai tướng.
Đình Quỳnh Cư là công trình văn hoá, tín ngưỡng của địa phương; xây dựng từ thời Lê – Mạc cuối thế kỷ 16. Trước đây Đình Quỳnh Cư được kiến trúc theo thức chéo đao tàu góc nền nhà có ván sàn.
Khuôn viên Đình rộng rãi, có nhiều cây đại thụ to lớn. Trong kháng chiến chống Pháp, nhiều cây lớn đã bị giặc Pháp chặt để dễ tầm kiểm soát. Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ (1966 1975); Đình được làm kho chứa hàng của công ty Tàu cuốc Hải Phòng.
Hiện nay Đình Quỳnh Cư là công trình kết cấu theo kiểu chữ nhị: nhà bái đường; gồm 3 gian nhà chính, 2 gian nhà phụ, nhà hậu cung có 3 gian tiền đường và 2 gian hậu cung.
Qua những biến thiên của lịch sử và tác động của thời tiết; hiện tại Đình Quỳnh Cư còn lưu giữ, bảo tồn được khá nhiều các đồ thờ tự; các di vật cổ quý giá, có giá trị về niên đại, mỹ thuật.
Sự tích được tương truyền
Bộ kiệu bát cống bằng gỗ sơn son, thiếp vàng, 2 mũ thờ dát đồng tạo tác từ thế kỷ 19. Bức đại tự đặt tại gian trung tâm nhà bái đường. 3 bia đá màu xanh, 1 bia được tạo dựng thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17; 1 bia được tạo dựng thế kỷ 18, 1 bia được tạo dựng thế kỷ 20.
2 pho tượng Thành Hoàng ngồi trên ngai, mặt vuông chữ điền, tai to và dày, mắt hơi nhìn xuống, hai tay đặt lên 2 gối, chân đia hia. Trên phẩm phục của 2 vị thần được tạo nổi các hình rồng.
Tương truyền tôn thờ 2 vị Thành Hoàng là Bá Công và Trọng Công; theo thần tích ghi lại, 2 anh em thường gọi là Lệnh Bá và Chính Trọng con bà Ả Nương. Lên 3 tuổi học hành thông thái, 13 tuổi biết võ nghệ; theo Hai Bà Trưng chiếm được thành Lĩnh Nam được phong ấp đến làng Quỳnh Bảo.
Về sau 2 vị qua đời cùng ngày 1/12 được dân làng lập nơi thờ tự (còn tập thần phả ghi bằng chữ Hán). Đình Quỳnh Cư còn phối thờ bà Ả Nương được nhân dân tôn gọi là Mẫu Quỳnh Hoa; người có công sinh thành 2 vị Thành Hoàng.
Và ban thờ cụ Nguyễn Văn Cống, người có công cứu dân làng khỏi bộ luật khắt khe của triều đình nhà Nguyễn; trừng phạt vì có một thành viên trong làng vi phạm làm cả làng liên luỵ. Từ đó được cả làng tri ân phụng thờ.
Lễ hội truyền thống hàng năm tại di tích
Lễ hội truyền thống: Cũng giống như bao miền quê Việt Nam; Đình Quỳnh Cư còn lưu giữ được không gian lễ hội linh thiêng. Ngày 12/2 âm lịch là ngày lễ hội làng mừng lễ thắng trận của 2 vị Thành Hoàng. Phần lễ có dâng lễ, tế lễ. Phần hội có các trò vui chơi dân gian như: đánh đu, đánh vật, cờ người, chọi gà, v.v ngày nay từng bước được khôi phục.
Với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, ngày 16/7/2002; Uỷ ban nhân dân thành phố có Quyết định số 91 về việc đăng ký di tích Đình Quỳnh Cư là Di tích lịch sử văn hoá cấp thành phố.
Hiện nay Đình đang xuống cấp nghiêm trọng; rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền và thành phố để Đình Quỳnh Cư sớm được trùng tu, tôn tạo.
Thật vinh dự tự hào, khi nơi tôi sinh ra và lớn lên có di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố
Nguồn: Didulich.net