Người Việt và những điều kiêng kỵ trong mỗi dịp Tết đến xuân về

Người Việt và những điều kiêng kỵ trong mỗi dịp Tết đến xuân về

Tin hay không thì tùy, nhiều người Việt Nam vẫn luôn gìn giữ những điều kiêng kỵ khi tết đến xuân về, chẳng hạn như: bỏ dọn dẹp nhà cửa, đốt lửa, bỏ đồ đạc … vì cho rằng “ngã ngửa” hoặc “sức khỏe không tốt”. Vậy người Việt đã kiêng những gì? Dẫu biết dân gian truyền miệng về việc kiêng cữ trong ngày lễ Tết là hơi vô lý nhưng từ trước đến nay, bởi người Việt quan niệm “đầu bạc răng long”, “thờ có thiêng nên có kiêng có lành”.

Những hủ tục này chủ yếu được truyền miệng trong dân gian, vì gọi là hủ tục nên giá trị thực của những thứ này hầu như không ai kiểm chứng được. Tết Nguyên Đán là ngày nghỉ lễ đầu tiên của năm mới nên có thể coi, nếu làm đầu năm thì cả năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, hanh thông, suôn sẻ. Những phong tục này không biết có từ bao giờ nhưng vẫn được gìn giữ và duy trì qua nhiều đời. Đây là điều kiêng kị trong ngày Tết của người Việt Nam truyền tai nhau:

Quét nhà được cho là đuổi lộc

Quét nhà được cho là đuổi lộc

Ông bà mình từ xưa đã có quan niệm, vào những ngày đầu năm không được quét nhà; vì quét nhà chính là quét đi tài lộc, may mắn đang “xông” vào nhà; cả năm đó gia đình sẽ làm ăn thất bại, rơi vào cảnh nghèo túng. Còn nếu bạn hốt rác trong nhà đem đi đổ; có nghĩa bạn đang đuổi thần Tài đi.

Vì thế, vào cuối năm như hôm 29, 30 các gia đình nên quét dọn nhà cửa sạch sẽ; để tránh làm việc này vào đầu năm mới. Nếu có hốt rác vào ngày đầu năm; thì nên để trong nhà mà không đem đổ ra ngoài.

Làm vỡ đồ đạc là điều tối kỵ

Làm vỡ đồ đạc là điều tối kỵ

Người xưa thường quan niệm làm vỡ đồ là chia ly, đau khổ; những điều không tốt sẽ đến với gia đình trong năm mới. Do đó, bạn nên cẩn thận khi chạm vào các đồ vật trong gia đình mình; cũng như đồ đạc ở nhà bạn bè, người thân, đồng nghiệp mà bạn đến thăm dịp Tết. Làm vậy sẽ giúp bạn tránh những được điều không may đến với mình và mọi người nhé.

Tránh tối đa việc mượn tiền vào Tết

Tránh tối đa việc mượn tiền vào Tết

Tài lộc cũng chính là tiền bạc, của cải, nếu đầu năm bạn đi mượn tiền của ai đó; thì cả năm bạn có thể sẽ bị nghèo túng; thường xuyên trong tình trạng thiếu tiền đấy. Nên đầu năm, đừng mượn tiền của bất kỳ ai bạn nhé.

Vào những ngày này bạn không nên mặc trang phục màu trắng

Tang lễ của người Việt thường sử dụng màu trắng; nên màu sắc này khiến người ta liên tưởng đến những điều không may. Bạn muốn một năm với nhiều điều may mắn, hạnh phúc, vui vẻ; cả nhà nên mặc những bộ quần áo có màu đỏ, vàng.

Kiêng nói to, cãi nhau: Ngày Tết là ngày vui vẻ; cả gia đình sum họp, quây quần bên nhau; nên các gia đình thường duy trì không khí đầm ấm, hạnh phúc. Các gia đình quan điểm, dù có như thế nào thì mấy ngày Tết cũng phải vui vẻ; hồ hởi và thân mật với người xung quanh để tạo bầu không khí vui tươi của ngày xuân.

Vào những ngày này bạn không nên mặc trang phục màu trắng

Kiêng không nên ăn thịt chó, vịt, chuối, trứng vịt lộn

Tập tục người Việt quan niệm những món ăn này gắn liền với những điều không may; nên không chỉ kiêng cữ ngày Tết mà ngay cả những ngày đầu tháng âm lịch; người ta cũng kiêng ăn.

Riêng “chuối” thì do cách phát âm của người miền Nam mà chuối đọc thành “chúi”; mang ý “chúi rủi” – làm mọi việc thất bại, đi xuống; hoặc còn hiểu là trượt vỏ chuối nên người ta kiêng cữ.  Còn trứng vịt lộn người miền Bắc kiêng ăn đầu tháng; nhưng với người miền Nam thì trứng vịt lộn lại là món ăn giải xui phổ biến.

Tránh nói với nhau những từ ngữ mang ý nghĩa xui xẻo

Tránh nói với nhau những từ ngữ mang ý nghĩa xui xẻo

Đầu năm, bạn trò chuyện với ai đó ở nhà mình hoặc nhà người khác; mà không ngừng đề cập đến từ “chết” “mất” “hỏng” “tiêu”;… có thể họ sẽ không bao giờ nói chuyện với bạn thêm một lần nào nữa đấy.

Bởi, với nhiều người, những từ này được xếp vào “từ ngữ xui xẻo”; cho nên đầu năm bạn nên nói chuyện nhẹ nhàng, chọn nói hay chúc những từ ngữ may mắn; sẽ khiến mọi người vui vẻ và yêu mến bạn hơn.

Tuyệt đối không xông nhà khi đang có tang

Tuyệt đối không xông nhà khi đang có tang

Người đầu tiên bước chân vào nhà của gia chủ vào ngày mồng 1 Tết là người xông nhà (hay còn gọi là xông đất). Người này thường được gia chủ “đặt hàng” trước và họ thường thỏa điều kiện là “hợp tuổi” với gia chủ hoặc người hay gặp nhiều may mắn, thành công trong cuộc sống. Ngày Tết, người nào đang chịu tang thường kỵ đi chúc Tết gia đình người khác. Người ta cho rằng người đang có tang đi chúc Tết gia đình khác sẽ ảnh hưởng đến niềm vui chung ngày Tết, do vậy, gia đình có tang chỉ ở nhà đón khách đến chúc Tết.

Nếu bạn không thỏa những điều kiện trên, để tránh xông nhầm nhà ai đó, dễ khiến người khác mất lòng, bạn tốt nhất là tìm hiểu kỹ nhà người đó có ai xông đất chưa, hay có quan trọng vấn đề xông đất không, sau đó mới quyết định bước vào nhà người ta vào mồng 1 Tết nhé.

Vì lẽ đó mà những người mất vào ngày giáp Tết, các gia đình thường cố gắng lo hậu sự cho xong trong năm cũ, tránh kéo dài qua ngày đầu năm. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn phải để sang năm mới vì chưa chọn được ngày lo hậu sự phù hợp. Một số gia đình có người thân mất vào ngày mồng 1 Tết cũng chưa vội phát tang mà chờ đến mồng 2.
Nguồn: Dienmayxanh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội