Nghệ thuật múa rối nước- Tại sao lại được gọi là di sản văn hóa ?

Nghệ thuật múa rối nước- Tại sao lại được gọi là di sản văn hóa ?

Nghệ thuật múa rối nước là một đặc sản sân khấu truyền thống của Việt Nam. Sân khấu biểu diễn là mặt nước, các diễn viên sẽ là những con rối, cùng với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, nghệ sĩ sẽ điều khiển những con rối thành những màn kịch ý nghĩa. Loại hình nghệ thuật này đã chinh phục rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Múa rối nước thường được sử dụng trong các trò múa rối nước, và sẽ được tổ chức trong các lễ hội lớn, hội làng, lễ hội mùa xuân. … Do đặc điểm của mình trên sân khấu nghệ thuật, múa rối dân gian đã nhanh chóng trở thành một loại hình độc đáo. Vở diễn được coi là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Hiện nay, nhiều du khách khi đến nước ta đã chọn múa rối như một trải nghiệm du lịch Việt Nam không thể bỏ qua. Hầu hết mọi người đều vui mừng khi được xem các tiết mục nghệ thuật dân gian đặc sắc của Việt Nam.

Lịch sử của loại nghệ thuật truyền thống này bắt đầu từ đâu?

Múa rối là một loại hình nghệ thuật ở nhiều quốc gia / vùng lãnh thổ, nhưng nghệ thuật múa rối nước là duy nhất ở Việt Nam. Loại hình nghệ thuật này ra đời từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 12, khi Phật giáo đang trên đà phát triển, có liên quan đến điều kiện tự nhiên và sinh hoạt của nền văn hóa lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ.

Điều đặc sắc làm nên nét riêng của nghệ thuật múa rối nước

Lịch sử của loại nghệ thuật truyền thống này bắt đầu từ đâu?

Các vị khách bị thu hút bởi “giàn giao hưởng” về âm thanh, ánh sáng, các con rối cùng những dụng cụ như: đàn bầu, bộ gõ, đàn tam thập lục,… Âm nhạc trong nghệ thuật múa rối nước sẽ là yếu tố giúp các vở kịch có sự liên kết với nhau. Các nghệ nhân biểu diễn sẽ dựa trên tiết tấu của nhạc để điều khiến các con rối lúc nhí nhố, sinh động lúc lại khoan thai, nhẹ nhàng.

Các tiết mục múa rối nước giờ đây ngày càng được đầu tư hoành tráng, công phu hơn. Không chỉ đơn thuần là một sân khấu biểu diễn thô sơ của các nghệ nhân cùng con rối nữa mà nghệ thuật này còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn của ánh sáng, dàn nhạc chèo, hiệu ứng tia lửa, khói,… Tất cả sẽ mang đến một màn biểu diễn múa rối nước sống động, đầy màu sắc.

Các nhân vật múa rối nước sẽ được điều khiển một cách khéo léo bởi những nghệ nhân “bí mật”. Thông qua câu chuyện mà các nghệ sĩ múa rối nước truyền đạt, người xem sẽ cảm nhận được những ý nghĩa sâu xa về cuộc sống, đạo đức, văn hoá,…

Những điều gì góp phần làm nên 1 bộ kịch rối nước hoàn chỉnh

Quân rối nước ngày nay được làm bằng gỗ vàng tâm, gỗ dổi vừa nhẹ; dễ nổi trên mặt nước lại ít bị ngấm nước, mối mọt, hư hỏng. Mỗi phường rối nước lại có một số quân rối có kích thước đặc biệt; như phường Nguyễn có quân rối Tễu cao trên 90cm, 2 con cá lớn dài 1m15; cô tiên cao 85cm. Quân rối nước gồm hai phần liền nhau: phần thân và phần đế. Thân là phần nổi trên mặt nước, lộ cho người xem thấy. Đế là phần chìm dưới mặt nước; giữ cho quân rối nổi và là nơi lắp máy điều khiển.

Máy điều khiển quân rối chia làm hai loại: máy sào và máy dây.

Máy điều khiển quân rối chia làm hai loại: máy sào và máy dây. Máy sào còn được gọi là máy cứng, máy ngang, máy kìm,trước kia là một cây sào tre hoặc gỗ dài khoảng 3 – 4m, đầu có bộ phận làm chuyển động quân rối và các bộ phận trong thân hình nó, nay phường Nguyễn còn dùng thêm ống nước bằng nhựa để làm máy sào.

Máy dây hay máy mềm, máy dọc thay cây sào bằng một dây chão, dây thép căng trên đầu một hệ thống cọc đóng ngầm từ buồng trò ra sân khấu (có khi cả ngoài sân khấu). Các nghệ nhân còn gọi dây chão này là dây nọc căng một vòng quanh hệ thống cọc, hai đầu buộc vào bàn máy để các nghệ nhân đứng trong buồng trò kéo đưa bàn máy đưa trò ra sân khấu.

Có thể xem múa rối nước ở những đâu ở Hà Nội

Địa chỉ đầu tiên: Nhà hát múa rối nước Thăng Long

Địa chỉ:  Số 57b Đinh Tiên Hoàng, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Giá vé: 60 – 120k/vé

Nhà hát múa rối nước Thăng Long là một địa chỉ thưởng thức nghệ thuật múa rối nước độc đáo mà bạn có thể tham khảo. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội được biết thêm nhiều hơn về vẻ đẹp bình dị, ý nghĩa và ý nghĩa sâu xa của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.

Bên cạnh tổ chức các buổi biểu diễn múa rối nước thì nhà hát múa rối nước Thăng Long còn đầu tư sân khấu biểu diễn nghệ thuật rối cạn để đáp ứng tính hiện đại mà vẫn giữ được nét văn hoá dân tộc.

Quân rối nước ngày nay được làm bằng gỗ vàng tâm, gỗ dổi vừa nhẹ

Không thể bỏ qua Nhà hát Múa rối Việt Nam

Địa chỉ: Số 361 Trường Chinh, Q. Thanh Xuân, Hà Nội.

Giá vé: 100 – 300k/vé

Nhà hát Múa rối Việt Nam được xem là cái nôi và là trung tâm về nghệ thuật múa rối lớn nhất nước ta với chức năng to lớn là bảo tồn, phát triển toàn diện nghệ thuật truyền thống. Sở hữu bề dày lên tới 60 năm, đây chính là nơi hội tụ nhiều nhà nghiên cứu, nghệ sĩ sáng tác, hoạ sĩ tạo hình, đạo diễn, nghệ sĩ biểu diễn múa rối nước nổi tiếng của Việt Nam với 5 NSND, 25 NSƯT và nhiều tài năng trẻ khác.

Hiện nay nhà hát có 3 sân khấu biểu diễn chính là: 2 sân khấu biểu diễn múa rối nước, 1 sân khấu biểu diễn rối cạn.

Còn TP HCM thì sao? 

Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng – địa điểm uy tín

Địa chỉ: 55 B Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP. HCM

Giá vé: 250k/vé

Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng đi vào hoạt động vào ngày 3/8/2007. Trải hơn 10 năm, nhà hát giờ đã trở thành một nơi thưởng thức nghệ thuật múa rối nước hàng đầu Sài Gòn. Hiện tại sân khấu múa rối nước ở đây có 2 suất diễn ngày vào lúc 17h và 18h30. Thời lượng cho một suất diễn là 30 phút. Một sân khấu sẽ có sức chứa tối đa là 200 người.

Bảo tàng lịch sử cũng là 1 lựa chọn không tệ

  • Địa chỉ: số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM

Giá vé: 50k/người lớn

Thêm một địa chỉ xem múa rối nước nổi tiếng ở TP. HCM đó chính là nhà hát Nghệ thuật Phương Nam thuộc Bảo tàng lịch sử TP.HCM. Một suất diễn múa rối nước ở đây rơi vào khoảng 15 phút. Tuy thời lượng hơi ít nhưng câu chuyện được kể thông qua hình thức múa rối nước vẫn được nhiều người cảm nhận rõ ràng. Lịch diễn sẽ được diễn ra vào lúc 9h, 10h, 11h vào buổi sáng. Buổi chiều có 3 suất diễn vào lúc 14h, 15h, 16h.

Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng - địa điểm uy tín

  • Địa chỉ: 195 Nguyễn Văn Hưởng, Q.2, TP.HCM

Giá vé: free

Ở khu vực Quận 2, bạn có thể tới nhà hàng Ngon để xem múa rối nước. Tuy là một nhà hàng nhưng ở đây vẫn có sân khấu biểu diễn múa rối nước diễn ra vào tối thứ 7 từ 19h30 – 20h. Một điều bạn lưu ý nếu muốn thưởng thức biểu diễn múa rối chuyên nghiệp thì đây không phải là địa chỉ thích hợp.

Quán Đậu Homemade- nơi hội ngộ quen thuộc

Địa chỉ:

  • Số 6 Hồng Hà, P.2, Q.Tân Bình
  • Số 1 Nguyễn Văn Tráng, Q.1
  • Số 45A Hoa Lan, P2 , Q. Phú Nhuận

Giá vé: free

Đậu Homemade thực chất là một quán ăn nhưng nhà hàng đã dành riêng một tầng để làm sân khấu biểu diễn rối nước. Đây là một hoạt động phi lợi nhuận dành tặng cho các vị khách khi đến quán. Hiện nay sẽ có 2 suất diễn miễn phí diễn ra hàng ngày.

Nghệ thuật múa rối nước là một loại hình sân khấu truyền thống có tính tập thể rất cao. Đây là sản phẩm văn hoá đặc sắc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua thời gian dài tồn tại, phát triển, múa rối nước đang ngày càng phát triển để xứng tầm với vị thế của nó trong kho tàng di sản văn hoá dân tộc.

Nguồn: Luhanhvietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội