Cùng tìm hiểu về ngày giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 hàng năm

Cùng tìm hiểu về ngày giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 hàng năm

Ngày kỷ niệm ngày sinh của Vua Hùng trùng với ngày lễ Quốc khánh, đây là ngày lễ mà mọi người đều mong đợi. Đây cũng là thời điểm thích hợp để gia đình đi du lịch, đồng thời cũng là cơ hội để các thành viên liên lạc với nhau. Ngày Giỗ Tổ là sự kiện trọng đại của đất nước, vì vậy các bậc cha mẹ hãy dạy cho con cháu hiểu về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, từ đó phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn- một truyền thống tốt đẹp. Con người Việt Nam.

Ngày giỗ của vua Hồng Ngô đã trở thành ngày hội để nhân dân Việt Nam tưởng nhớ công lao xuất sắc của vị vua nhà Hồng, ghi nhận công lao dựng nước và giữ nước. Lễ được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Cho đến ngày nay, nhân dân cả nước và Hoa kiều đều tề tựu về đây để tưởng nhớ công lao to lớn của nhà vua đối với đất nước. Năm nay kỷ niệm 30 tháng 4 và 1 tháng 5 nên kỳ nghỉ lễ sẽ kéo dài 6 ngày (từ 28 tháng 4 đến 3 tháng 5 dương lịch).

Ý nghĩa ngày Giỗ tổ là gì?

Ý nghĩa ngày Giỗ tổ là gì?

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là các thủy tổ của người Việt; cha mẹ của các Vua Hùng. Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam; nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Trải qua 18 đời vua Hùng với những biến cố lịch sử; những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã chứng minh được lòng yêu nước; tinh thần dân tộc đồng lòng của cả dân tộc ta.

Giỗ tổ Hùng Vương không phải chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc; mà còn nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc; nguồn cội của tổ tiên. Qua đó mỗi người không ngừng học tập, rèn đức luyện tài; để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Có như vậy chúng ta mới xứng đáng với công lao của các thế hệ anh hùng dân tộc; với tổ tiên ta ngày trước.

Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để chúng ta nhìn nhận lại những biến cố của đất nước; qua các thời kỳ đồng thời đặt ra những nhiệm vụ mới cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; phát triển đất nước. Trải qua các thời kỳ thăng trầm khác nhau và để có được thành quả như ngày hôm nay; là nhờ công lao vĩ đại của cả một dân tộc anh hùng.

Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội Đền Hùng hàng năm

Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội Đền Hùng hàng năm

Lễ hội Đền Hùng, được người dân gọi với cái tên khác quen thuộc hơn; là ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Cứ mỗi năm, đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, giỗ Tổ lại được tổ chức tại Đền Hùng; thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) và được người dân Việt Nam – dù ai đi ngược về xuôi; dù trong nước hay ở nước ngoài cũng đều nhớ đến ngày lễ quan trọng này.

Trước thời gian tổ chức giỗ Tổ, thì những hoạt động văn hóa dân gian sẽ được diễn ra như:

  • Lễ rước kiệu: gồm có nhiều cờ, lọng, hoa, kiệu và trang phục truyền thống đầy màu sắc. Từng đoàn rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi, rồi đi qua các đền để đến Đền Thượng.
  • Lễ dâng hương tại Đền Thượng: Mỗi người đều thắp lên đền vài nén hương để cầu nguyện tâm niệm mình với tổ tiên, vì mỗi nắm đất và gốc cây nơi này đều linh thiêng.

Ngoài ra, còn có nhiều trò chơi dân gian khác được tổ chức như thi hát xoan, thi vật, bơi trải (ở ngã ba sông Bạch Hạc), kéo co,….

Dịp lễ hội trọng đại của người Việt

Lạc Long Quân và Âu Cơ là Thủy Tổ của người Việt

Lạc Long Quân và Âu Cơ là Thủy Tổ của người Việt; là cha mẹ của các Vua Hùng. Vì thế mà ngày lễ hội Đền Hùng được xem là ngày hội chung vui của toàn dân; là dịp để mọi người nhớ về công ơn sâu sắc của các Vua Hùng; đã có công dựng nước cùng với sự kiên cường chống giặc ngoại xâm; và giữ nước của các bậc tiền nhân trong suốt khoảng thời gian qua.

Hơn thế nữa, đây cũng là dịp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thể thao truyền thống; tâm linh của người Việt. Thậm chí Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể; mà UNESCO công nhận và nằm trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; mà Bộ văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam ghi nhận.

Đây quả thật là một di sản có giá trị độc đáo; và sẽ còn ăn sâu mãi trong tâm hồn và tình cảm của đồng bào cả nước.

Đi lễ thì nên dâng lễ gì trong lễ hội Đền Hùng?

vậy chúng ta nên dâng lễ gì để thể hiện lòng thành kính của mình?

Ghi nhớ công ơn của các vị vua Hùng trong ngày giỗ Tổ; vậy chúng ta nên dâng lễ gì để thể hiện lòng thành kính của mình?

Theo Giáo sư – Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian; đã chia sẻ rằng: việc dâng lễ vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương tùy vào điều kiện của mỗi người. Thông thường, hai loại bánh xuất hiện trong ngày giỗ là bánh dày và bánh chưng. Ngoài ra, còn có người dâng hương hoa; hoặc làm lễ cúng mặn như xôi – gà, gạo muối, thịt lợn, rượu,….

Dù là lễ vật ra sao, thì quan trọng vẫn là sự chân thành; cái tâm của mỗi người. Tệ nhất là làm lễ cúng ê hề với mâm cao cỗ đầy; mà thiếu đi sự thành kính, thì không nên.

Lễ cúng đầy đủ cần có nội dung: tạ ơn, sám nguyện, cầu nguyện, rồi mới tới lời hứa. Cuối cùng là dâng lễ.
Tương truyền vào thời nhà Nguyễn, lễ mâm dâng lên vào ngày giỗ Tổ gồm không thể thiếu 3 món làm từ thịt lợn, bò và dê. Tuy nhiên, qua thời gian các món dâng lễ ngày càng được thay đổi do thói quen và tâm niệm của người cúng.

Du khách nên nên đến nơi nào trong lễ hội Đền Hùng?

Du khách nên nên đến nơi nào trong lễ hội Đền Hùng?

Mùng 10/3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội Đền Hùng. Sau khi bạn cầu nguyện và thực hiện xong việc dâng lễ tại đền, thì hãy đến một số địa điểm sau:

  • Bảo tàng Hùng Vương: là nơi lưu giữ nhiều hiện vật cổ của Nhà nước Văn Lang, thời đại Hùng Vương dựng và giữ nước.
  • Chủ đề triển lãm ảnh nghệ thuật – Văn hóa đất Tổ – cội nguồn dân tộc Việt Nam: bạn sẽ chiêm ngưỡng được các tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ Hàn Quốc và người dân Phú Thọ.
  • Chủ đề triển lãm các tác phẩm làm từ chất liệu đá có tên Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Việt Nam.
  • Triển lãm hình ảnh về di sản hát Xoan Phú Thọ, hay Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ,….

Người Việt có thể giỗ Tổ tại nhà không?

Vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương, mọi người đều có dịp tham gia các nghi thức và nhiều trò chơi văn hóa dân gian trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng: liệu có thể làm giỗ Tổ tại nhà được hay không?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa – Ngô Đức Thịnh chia sẻ rằng: ngày giỗ Tổ Hùng Vương không nhất thiết, mọi người đều phải đến Đền Hùng. Hiện tại, ở nước ta có đến 1.600 di tích thờ đền Hùng, ai ở gần chỗ di tích nào thì có thể đến chỗ ấy. Thậm chí, ngay tại nhà, mọi người có thể tự làm mâm cơm cúng ở gia tiên và chỉ cần thấp một nén nhang, cũng được xem là nhớ đến tổ tiên.

Nguồn: Dienmayxanh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội