Cầu Tràng Tiền biểu tượng thơ mộng của xứ Huế

Cầu Tràng Tiền biểu tượng thơ mộng của xứ Huế

Cầu Tràng Tiền biểu tượng thơ mộng của xứ Huế mộng mơ và thơ mộng. Du lịch Việt Nam những năm qua đã khẳng định thương hiệu của chính mình trên toàn thế giới. Với nhiều đặc điểm là nhiều danh lam thắng cảnh. Nhiều thứ độc lạ và đặc biệt giá chi phí tại Việt Nam rất rẻ. Khi đến Việt Nam một nơi không thể bỏ qua chính là du lịch xứ Huế.

Huế là vùng đất đã đi vào rất nhiều thơ ca Việt Nam. Nét đặc biệt nơi đây là một thành phố xen kẽ nhiều kiến trúc hiện đại lẫn truyền thống thời vua chúa. Cũng dễ hiểu vì nơi đây từng là mãnh đất kinh đô xưa của Việt Nam. Nơi đây đã chứng kiến nhiều sự thăng trầm đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Ngoài những kiến trúc mang đậm dấu ấn phong kiến và châu Âu xưa. Thì vẫn còn rất nhiều công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh mang tính biểu tượng. Ví dụ như cầu Tràng Tiền, vịnh Lăng Cô, Dãy Bạch Mã… Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cầu Tràng Tiền. Cây cầu biểu tượng của thành phố Huế thơ mộng.

Cây cầu biểu tượng của thành phố Huế thơ mộng.

Cầu Tràng Tiền vẫn hiên ngang bắc ngang qua dòng Hương Giang cho đến tận bây giờ mặc dù đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm lịch sử của đất nước. Nhắc tới biểu tượng đặc trưng của xứ Huế mộng mơ, người ta thường nhớ tới hình ảnh chiếc cầu Tràng Tiền duyên dáng soi bóng dưới dòng sông Hương.

Quay lại những năm tháng lịch sử của cầu Tràng Tiền

Cũng như cầu Long Biên ở Hà Nội được bắc ngang qua dòng sông Hồng, cầu Tràng Tiền là cây đầu tiên được bắc ngang qua sông Hương ở Huế. Cầu Tràng Tiền là chiếc cầu đầu tiên được xây dựng vào thế kỷ XIX ở Đông Dương nhưng xét về kỹ thuật và vật liệu là của phương Tây. Cây cầu với kết cấu được làm từ thép có chiều dài là 402, 60m, bao gồm 6 nhịp dầm thép có hình dạng vành lược, khẩu độ mỗi nhịp là 67m.

Quay lại những năm tháng lịch sử của cầu Tràng Tiền

Cầu Tràng Tiền lúc đầu được xây dựng

Cầu Tràng Tiền lúc đầu được xây dựng không có lối dành cho người đi bộ. Mặt cầu không phải bê tong mà được lát bằng ván lim. Tuy nhiên, đến năm 1904 – Giáp Thìn cơn bão lịch sử đã làm cho 4 nhịp cầu bị rơi xuống song Hương. Cầu Trường Tiền được tu sửa lại vào năm 1906. Năm 1937 dưới đời vua Bảo Đại, cầu lại một lần nữa được trùng tu, cải tạo lớn. Hành lang hai bên được mở rộng cho phép xe đạp và người đi bộ lưu thông.

Cầu bị gãy hai phía tả ngạn do bom mìn chiến tranh gây nên

Cứ ngỡ được trùng tu, sửa chữa lại cho rộng rãi để phục vụ cho nhu cầu thường ngày nhưng đến năm 1946, cầu lại bị gãy hai phía tả ngạn do bom mìn chiến tranh gây nên. Vào năm 1953, cầu lại được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ. Lại một lần nữa, cầu lại sập trong sự kiện tổng tiến công mùa Xuân năm 1968 và đổ xuống dòng Hương Giang. Một chiếc cầu phao được dựng bên cạnh, để chờ cầu Tràng Tiền tu sửa, nối đôi bờ thuận tiện cho việc di chuyển đi lại. Khi đất nước được hòa bình, thống nhất vào năm 1975 và chiếc cầu này lại được trùng tu trong suốt chặng đường 5 năm (1991 – 1995).

Cầu bị gãy hai phía tả ngạn do bom mìn chiến tranh gây nên

Từ lúc khai sinh cho đến tận bây giờ trải qua nhiều tên gọi khác nhau như cầu Thành Thái, rồi Clelesmenceau, Nguyễn Hoàng, cầu Tràng Tiền… nhưng nhiều dân Cố đô vẫn quen gọi là cầu Trường Tiền. Sở dĩ, tên gọi Trường Tiền xuất hiện khi những năm tháng lịch sử phía đối diện tả ngạn của cầu có một xưởng đúc tiền Triều Nguyễn nên bấy giờ cầu còn có tên là Trường Tiền.

Một ngày lang thang du ngoạn cầu Tràng Tiền

Cầu Tràng Tiền vẫn giữ một vai trò vị trí quan trọng từ trước tới nay. Đồng thời là điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch Cố đô Huế. Hình ảnh những nhịp cầu cong cong rọi bóng xuống dòng sông. Trong những ngày nắng chói chang làm cho cầu thêm phần lặng lẽ. Bình yên đến chi lạ. Lang thang, tản bộ bên phía lề dành cho người đi bộ. Bạn được chứng kiến những âm thanh. Hình ảnh quen thuộc hàng ngày của xứ Huế diễn ra ngay chính trên chiếc cầu này.

Một ngày lang thang du ngoạn cầu Tràng Tiền

Thấp thoáng, ẩn hiện đâu đó, hình ảnh những thiếu nữ mặc chiếc áo dài màu tim tím. Tay cầm chiếc nón lá tạo độ duyên dáng. E ấp nụ cười bên chiếc cầu Tràng Tiền. Vào màu hè những cánh hoa phượng đỏ khoe sắc bên sông. Tô màu nổi bật cho cầu Tràng Tiền. Hay cầu Tràng Tiền còn là địa điểm những cặp đôi uyên ương chọn. Để ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của chặng đường hạnh phúc phía trước.

Đứng trên cầu ta dường như được quay lại những năm tháng oai hùng, được ghi vào lịch sử nước nhà. Ta lại đảo mắt nhìn xuống dòng Hương Giang vẫn lững lờ trôi, điểm tô thêm vài chiếc thuyền rồng Huế trôi nhè nhẹ, đâu đó ban đêm lại nghe những khúc hát của ca trù Huế vang lên khiến con tim xao xuyến đến chi lạ. Chiếc cầu lại càng thêm lung linh hơn nữa khi vào màn đêm, những ánh đèn được phát ra những gam màu nổi bật như tím, xanh, vàng, đỏ… làm cho cây cầu rực rỡ, huyền ảo.

Những khách sạn gần sông Hương

Đến du lịch Huế, lựa chọn lưu trú một trong những khách sạn gần sông Hương, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh nét đẹp chiếc cầu Tràng Tiền. Trên nền nước xanh màu lục biếc Hương Giang, những đường cong uốn lượn níu chân biết bao du khách. Với người dân Cố đô, cầu Tràng Tiền ẩn chứa bao nhiêu tâm tình, bao nhiêu nỗi niềm sâu sắc. Không chỉ dừng lại ở đó, cầu Tràng Tiền còn là nơi trao bao lời hẹn thề, khúc nối duyên tình của những cặp đôi nam nữ.

Cầu Tràng Tiền đã trở thành một phần lịch sử của mảnh đất cố đô. Mặc dù, ngày nay có nhiều cây cầu khác bắc qua sông Hương như Bạch Hổ, Phú Xuân, Bãi Dâu… nhưng Tràng Tiền vẫn là biểu tượng của xứ Huế mộng mơ soi bóng dưới dòng Hương Giang. Đứng trên cầu Tràng Tiền, hít căng lồng ngực không khí xứ Cố đô. Lắng nghe âm thanh đặc trưng nơi đây khiến bạn cảm thấy dễ chịu và yêu đến vô cùng. Ngại ngùng gì mà không xách ba lô lên và đến để chinh phục những miền đất mới mẻ bởi cuộc đời hữu hạn mà trải nghiệm thì lại vô hạn.

Nguồn: Tour.dulichvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội