Cùng tìm hiểu về tục xông đất đầu năm của người Việt mỗi dịp Tết đến

Cùng tìm hiểu về tục xông đất đầu năm của người Việt mỗi dịp Tết đến

Xông đất đầu năm xảy ra sau giao thừa, là thời điểm đánh dấu một kỷ nguyên mới của nhân loại, an cư. Theo phong tục, thời gian “xông đất” được tính từ sau giao thừa, và người “xông đất” là người vào cửa đầu tiên từ đêm giao thừa đến đầu tháng Giêng âm lịch Tết. Từ xa xưa, cha ông ta tin rằng những người “xông đất” sẽ có tác động quan trọng đến sự may mắn, hạnh phúc, công danh, phú quý của cả gia đình trong năm mới.

Người Việt quan niệm ngày đầu năm là ngày làm ăn, ngày đầu năm những người có tuổi sẽ “xông đất”, xông nhà trong dịp năm mới. Mang lại cho họ sự giàu có, bình an và may mắn trong năm mới. Theo phong tục “xông đất” đầu năm, khách đến nhà “xông đất” cần chuẩn bị quần áo gọn gàng, ngăn nắp, sáng sủa, tươi tắn để gia chủ no đủ cả năm. Nếu có thể, khách đến chơi nhà nên mang cho chủ nhà một ít quà Tết như chai rượu, bánh chưng, bánh tét hoặc một hộp mứt Tết.

Xông đất thực chất là gì?

Xông đất hay còn gọi là đạp đất, xông nhà là tục lệ đã có từ lâu đời ở Việt Nam.

Xông đất hay còn gọi là đạp đất, xông nhà là tục lệ đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Người xưa quan niệm rằng, người đầu tiên đến chúc Tết gia đình nếu là người hạp tuổi với gia chủ; thì nguyên một năm, gia chủ sẽ gặp nhiều điều may mắn, tài lộc đến nhà. Chính vì vậy mà sau thời điểm giao thừa; bước vào những giờ phút đầu tiên của năm mới, người Việt từ xưa rất coi trọng tục “xông đất”.

Nguồn gốc của tục xông đất bắt nguồn từ đâu?

Tục xông đất hay xông nhà đầu năm mới; xuất phát từ mong muốn có một năm mới nhiều may mắn và hạnh phúc; tránh những điều xui xẻo của mọi nhà. Theo ông cha ta, ngày đầu năm mới chủ nhà sẽ chọn một người hợp tuổi với mình để bước vào nhà; vào đêm giao thừa hay sáng mùng 1 Tết. Đối với người được mời xông nhà cần phải được tuổi và hợp với gia chủ; đặc biệt phải tránh tuổi “tứ hành xung”. Người được gia chủ chọn để xông đất thường là những người vui vẻ; rộng rãi với mong muốn gia chủ cũng sẽ luôn may mắn, sung túc trong năm mới.

Ngoài ra  người thân trong gia đình cũng có thể tự xông đất cho nhà mình. Thông thường người được chọn xông đất cho gia đình thường ra ngoài; từ lúc chưa hết giờ trừ tịch và dự lễ tại đình chùa sau đó xin hương hái lộc. Lúc trở về nhà cũng là lúc bước sang năm mới; mang lại sự may mắn, tốt lành cho gia đình.

Việc xông đất mang lại những ý nghĩa gì?

Việc xông đất mang lại những ý nghĩa gì?

Theo quan niệm xưa, sau đêm giao thừa, mọi thứ trong nhà đều rất mới; chính vì thế mà gia chủ thường cầu mong đầu năm sẽ có người mang đến sự may mắn; phát tài, phát lộc đến với gia đình, cho nên người đến chúc Tết đầu tiên rất được xem trọng.

Người khách đó đến vào sáng mồng 1 phải do chủ nhà sắp đặt trước; và mang theo cả trái cây hay bánh mứt và lì xì khi có trẻ con trong nhà. Gia chủ sẽ ra đón tiếp vui vẻ, nhiệt tình và nhận những lời chúc tốt đẹp; đến với gia đình mình. Tục đến nhà xông đất đầu năm, diễn ra không lâu; khi người đầu tiên đến nhà gia chủ chúc tết. Họ chỉ đến khoảng 5 hay 10 phút cầu chúc cho gia đình gia chủ may mắn cả năm.

Chỉ vậy nhưng đã mang đến niềm vui và sự tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn cả năm. Còn người đi xông đất họ vui vì đã cho đi những điều tốt lành, làm phước giúp mọi người.

Chọn người để xông đất mang lại vận may như thế nào?

Người xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt xông đất ngày đầu năm.

  • Người làm quan, có học sẽ chọn người xông đất có tuổi hợp với chủ nhà. Người xông đất phải là người đàn ông trụ cột của gia đình.
  • Với người dân lao động thì đơn giản hơn. Người được chọn xông đất phải khỏe mạnh, tốt tính, gia đình hòa thuận, khấm khá.

Ở một số vùng miền, một số gia đình còn cổ hủ cho rằng con gái, đàn bà đến xông đất đầu năm sẽ mang lại sự xui xẻo cho gia chủ. Vì vậy ngày đầu năm, người phụ nữ thường e ngại đi chúc Tết anh em, họ hàng.

Tuy nhiên, xã hội ngày càng tân tiến, hiện đại, bình đẳng hơn thì quan niệm “trọng nam khinh nữ” cổ hủ, lạc hậu đó dần dần bị xóa bỏ. Ngày nay, người ta thường có xu hướng chọn những người hợp tuổi bất kể đàn ông, đàn bà, trai, gái.

Theo một số chuyên gia phong thủy, để chọn người xông đất đầu năm, gia chủ nên chọn người thật thà, hồn nhiên, làm ăn phát đạt, con cái đông đủ (có trai, có gái), mặt mũi sáng sủa, thân hình đầy dặn, không có tang thì sẽ là người tốt “duyên”, đem lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Khi xông đất năm mới cần kiêng những điều gì?

Khi xông đất năm mới cần kiêng những điều gì?

Theo phong tục xông nhà đầu năm mới, thì có những điều kiêng kị mà gia chủ cần biết để có một năm mới thắng lợi:

– Phụ nữ nên kiêng xông đất bởi phụ nữ mang tính âm.

– Hai vợ chồng cùng đến xông đất thì người chồng phải bước vào trước.

– Những người có tuổi xung khắc với gia chủ không nên xông đất.

– Những người có người thân mới qua đời kiêng kỵ xông đất.

– Người xông đất kiêng mặc quần áo đen hoặc quần áo trắng.

– Phụ nữ mang thai hoặc đang đến tháng, góa chồng không được xông đất.

– Không được nhờ những người có đạo đức không tốt hoặc vướng vào chuyện kiện cáo, tranh chấp, đang gặp vận rủi đến xông nhà ngày mùng 1 tết.

– Kiêng thuê người xông đất năm mới.

Gia chủ có nên tự mình xông đất được không?

Gia chủ có nên tự mình xông đất được không?

Gia chủ tự xông nhà có được không hay tự mình xông đất nhà mình có được không là thắc mắc của hầu hết mọi người hiện nay. Theo tục lệ xông đất đầu năm, có một cách “xông đất” khác đó là chính người thân trong gia đình tự xông đất.

Người thân sẽ ra khỏi nhà trước giờ giao thừa và qua giờ giao thừa trở về xông nhà mang theo những cành lộc đầu xuân, mang sự tốt lành quanh năm về cho gia đình của mình.

Nguồn: Dienmayxanh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội