Nhà rường ở Huế là một công trình kiến trúc độc đáo

Nhà rường ở Huế là một công trình kiến trúc độc đáo

Huế là kinh đô thời nhà Nguyễn (1802-1945) – là triều đại phong kiến ​​cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Do đó, nề nếp nhà ở mà người Việt Nam coi trọng đã được cải thiện hơn nữa ở Huế. Trước đây, các ngôi nhà từ tầng lớp trung lưu trở lên ở Huế thường được xây dựng theo dạng nhà công vụ, tùy theo khả năng tài chính của gia chủ mà quy mô của các ngôi nhà có thể chia thành nhiều kích thước khác nhau, trang trí tinh tế hoặc đơn giản. Nhà rường là một di sản đặc trưng của Huế, mặc dù nhà rường không chỉ là của cố đô.

Ở Huế cũng có nhà dân ở Chu Sơn và vùng phía bắc Quảng Bình. Ở Huế, còn có nhà công ở Quảng Nam và phía nam TP Quảng Ngãi. Ngay cả nhà ở công cộng cũng xuất hiện ở phía tây nam. Nhưng nói đến nhà công vụ, người ta có thể dễ dàng nghĩ đến Huế! Nhà rường là một bộ phận không thể tách rời trong nét văn hóa Việt Nam. Mang lên một nét hào hùng về lịch sử dân tộc khi xưa, là nét di sản của đất Huế.

Nhà rường xuất hiện từ rất lâu

Nhà rường xuất hiện từ rất lâu

Nhà rường hẳn có từ rất sớm, ba trăm hay bốn trăm năm trước, thậm chí có thể còn sớm hơn nữa. Giữa thế kỷ XVIII, các giáo sỹ, thương nhân người nước ngoài đến Huế đã mô tả chúa Nguyễn ở trong những ngôi nhà rường bóng lộn với cột kèo chạm trổ tinh vi. Đó là khi nhà rường đã hoàn thiện về kết cấu và mỹ thuật.

Còn quá trình hình thành, chuyển biến để tạo lập nên một loại hình kiến trúc có quy tắc và phong cách riêng hẳn không đơn giản. Tôi vẫn cho rằng, nhà rường có gốc từ miền Bắc, có thể khởi thủy là căn nhà sàn gỗ của người Mường vùng Thanh-Nghệ, theo chân những di dân nam tiến từ thế kỷ XIV-XV, rồi được thay đổi để phù hợp với phong thổ của vùng đất mới.

Nhà rường Huế không chỉ là một ngôi nhà gỗ. Nói đến nhà rường người ta lại lập tức nghĩ đến không gian vườn bao quanh nó. Nhà rường Huế thường được đặt trong một không gian rộng, có khuôn viên vây quanh, có thể là bức tường thành kiên cố hay chỉ là hàng chè tàu được cắt tỉa gọn gàng. Trong không gian ấy vườn luôn chiếm tỉ lệ lớn với màu xanh bao phủ bốn mùa. Công trình kiến trúc tuy chiếm tỷ lệ khiêm tốn, nhưng là một tổ hợp hoàn chỉnh với nhà chính, nhà phụ (hay nhà ngang), am miếu, bình phong, cổng, đôi khi có cả mồ mả của tổ tiên hay người thân trong gia đình.

Nhà rường có hệ thống cột kèo nhất định

Nhà rường có hệ thống cột kèo nhất định

 

Rường là cách gọi rút ngắn của rường cột. Nhà rường là loại nhà có hệ thống cột kèo gỗ, dựng lên theo những quy cách nhất định, thường kiến trúc theo hình chữ đinh, chữ khẩu, chữ công hoặc nội công ngoại quốc. Dù to lớn đến đâu, nhà rường cũng được kết cấu hoàn toàn bằng hệ thống chốt và mộng gỗ, để có thể lắp ráp và tháo dỡ dễ dàng.

Số gian trong nhà được phân định bằng hàng cột, chỉ có hai trái ở hai đầu nhà là phân cách với các gian giữa bằng vách ngăn. Để tránh ảnh hưởng của mưa bão và không vượt quá chiều cao của cung điện, nhà rường khá thấp, mái nhà có độ dốc lớn để thoát nước mưa. Nhà rường Huế có kích thước nhỏ, nhà một gian hai trái ít khi dài quá tám thước.

Ngôi nhà rường ba gian hai trái dài nhất cũng chỉ khoảng mười hai thước. Những gia đình đông người, chủ nhân thường phải xây thêm nhà ngang, nhà phụ làm chỗ ở. Nhà rường Huế được chạm khắc rất công phu. Mỗi đòn, kèo, cột… trong nhà thật sự là một bức họa nổi. Các hình mây cuộn, hoa lá hoặc đường diềm trang trí được khắc từng nét nhỏ rất tinh vi chạy dọc theo các đòn ngang nhỏ. Những chi tiết nhỏ nhất tận trong ngóc ngách không ai để ý cũng không bao giờ bị bỏ sót khi chạm trổ. Gỗ dùng để dựng nhà được chọn lựa rất kỹ. Người ta thường dùng những loại gỗ như kiền, gõ, mít rừng.

Nhà rường được chia làm ba gian

Nhà rường được chia làm ba gian

Thông thường, nhà rường xoay mặt về hướng Nam, nắng sáng và không chiếu thẳng vào trong nhà chỉ xiên ở hai bên vách. Bếp được dựng ở bên trái, vuông góc với nhà chính, cùng trông ra sân. Khi gió Nam và Đông Nam thổi vào thì vách ngăn không cho gió tạt vào bếp làm lửa tràn ra ngoài dễ cháy nhà. Thông thường, trước nhà chính được trồng một dãy cau, sau nhà vườn chuối xanh um sẽ chắn bớt gió mùa Đông Bắc. Nhà không nằm sát vệ đường mà thụt sâu vào ngõ với cổng lớn uy nghi.

Đường dẫn vào nhà có hai hàng chè xanh mát, cuối đường là một bình phong cao. Vì vậy, muốn vào nhà, khách phải rẽ sang hai bên để vào. Bình phong giúp cho khách tránh không đường đột khi vào cũng như tạo nên nét kín đáo cho ngôi nhà. Đa số các cột trong nhà rường đều được kê trên một tảng đá phẳng, do vậy cột ít bị ẩm mốc. Trong ba gian nhà, người ta chỉ ở hai gian và hai chái, gian giữa thường dùng để thờ gia tiên.

Một công trình kiến trúc độc đáo

Một công trình kiến trúc độc đáo

Nhà rường Huế không bao giờ thiếu vườn. Vườn được thiết kế công phu không kém gì ngôi nhà chính. Tổng thể nhà vườn được quy hoạch kiến trúc. Theo các nguyên tắc của thuật phong thủy. Ngôi nhà phải có bình phong (nằm phía trước nhà, ngay trên trục chính của gian giữa). Hai biểu tượng rồng chầu hổ phục đối xứng hai bên sân và “minh đường” là yếu tố mặt nước. Có thể là bể cạn trên sân hoặc cái ao sen nằm sau hòn non bộ. Trong vườn Huế, người ta thường chưng những chậu cảnh uốn theo các thế. Trồng hoa và các loại cây ăn trái.

Ngày nay, nhà rường ở Huế còn lại không nhiều. Mỗi ngôi nhà thật sự là một công trình nghệ thuật độc đáo. Nhà rường ở Kim Long có những điểm khác biệt so với nhà rường ở nơi khác. Ngoài kiến trúc ba gian hai chái cùng trang trí nội thất: câu đối, hoành phi; người ta còn xây dựng thêm một nhà hiên nhỏ ở ngay trước mặt nhà chính. Nhà hiên dài bằng nhà chính, rộng bằng 1/3; mái lợp tranh hoặc ngói liệt.

Nóc nhà hiên được dựng bởi các xà đấu với nhà quà giang mà không có xà nách. Các cột nhà hiên không trong bóng mà vuông vắn, chắc khỏe. Nhà rường Huế không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn có giá trị rất lớn về mặt tinh thần cần phải gìn giữ, bảo tồn để ngoài sông Hương, núi Ngự, còn có nét gì di sản nhớ về Huế xưa.

Nguồn: Baodulich.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội