Lễ hội hoa anh đào thường niên tại Nhật bị hủy bỏ

Lễ hội hoa anh đào thường niên tại Nhật bị hủy bỏ

Đây là năm thứ 2 liên tiếp mùa lễ hội hoa anh đào bị hủy để chống dịch Covid-19. Có nhiều nơi vẫn được tổ chức nhưng phải thu nhỏ quy mô tránh bùng dịch.

Sau 10 tuần giãn cách xã hội vì dịch Covid-19. Nhật Bản chuẩn bị được nới lỏng hơn trong quy định phòng chống dịch. Nhưng rủi thay lại đúng vào thời điểm diễn ra mùa lễ hội hoa anh đào hằng năm. Vào các năm trước, cứ đến cuối tháng 3 và đầu tháng 4; những bông anh đào nở rộ luôn khiến người dân sứ sở mặt trời hứng khởi chờ đón. Đây là dấu hiệu mùa lễ hội lớn nhất trong năm chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, từ 2020 sau khi dịch Covid-19 bùng phát, các hoạt động đông người tham gia đều bị hạn chế. Mặc dù, năm nay, thủ tướng Yoshihide Suga đã có thông báo dỡ bỏ lệnh cấm tụ tập. Lễ hội hoa anh đào cũng không được diễn ra như mọi năm.

Hàng năm, các công viên ở thành phố Tokyo luôn đông nghẹt người đến ngắm hoa, tham quan, dã ngoại. Họ tổ chức ăn nhậu, cắm trại dưới tán hoa anh đào. Đây là văn hóa, phong tục đã có từ lâu đời tại đây. Nhất là mỗi dịp xuân đến. Nhưng hiện nay, theo quy định thì các địa điểm này sẽ bị hạn chế. Các lễ hội hoa anh đào phải bị hủy bỏ hoặc tổ chức dưới quy mô nhỏ.

Nghiêm ngặt chống dịch 

Hệ thống đèn chiếu sáng vốn được sử dụng để giúp khung cảnh thêm lung linh, huyền ảo cũng sẽ không hoạt động. Nhân viên bảo vệ các địa điểm tham quan nổi tiếng cũng sẽ thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở những ai có hoạt động tụ tập, ăn uống nơi công cộng. Những người yêu mến hoa anh đào có thể đến một vài khu vực ngắm hoa được chỉ định, hạn chế số người mỗi lượt tham quan và phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình ở đây.

cắm trại dưới tán hoa anh đào

Không chỉ các điểm ngắm hoa, các quán bar và nhà hàng cũng phải áp dụng các quy định mới. Theo đó, thay vì phải đóng cửa lúc 20h theo quy định về tình trạng khẩn cấp vừa kết thúc, các cơ sở kinh doanh này sẽ được đóng cửa muộn hơn một giờ, vào lúc 21h. Người dân được khuyến cáo không nên đi chơi xa không cần thiết. Quy định này cũng áp dụng với cả người nước ngoài ở Nhật lẫn người dân địa phương.

Người dân đón lễ hội hoa anh đào qua mạng

Thay vào đó, người dân và du khách sẽ đón tiệc hanami (tiệc lễ hội hoa anh đào) qua mạng. Chính quyền các khu vực có hoa anh đào nở rộ sẽ bắt đầu phát sóng trực tuyến hình ảnh trong các công viên và danh thắng nổi tiếng. Những nghệ nhân cắm hoa và người kinh doanh hoa ở Nhật cũng đang nỗ lực “lấp đầy khoảng trống thẩm mỹ”. Bằng cách tạo ra các tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ hoa anh đào. Sản phẩm sẽ được vận chuyển tới tận nhà khách hàng, đảm bảo phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Thống đốc Tokyo, Yuriko Koike, cảnh báo rằng tình hình chung ở thủ đô Nhật Bản vẫn còn nghiêm trọng. Và yêu cầu mọi người tránh đi chơi không cần thiết. Các chuyên gia đã cảnh báo về sự bùng phát trở lại dịch bệnh. Nhất là khi nhiều gia đình và nhóm bạn có xu hướng tụ tập vì thời tiết ấm hơn. Năm nay, Olympic Tokyo sẽ được tổ chức sau một năm trì hoãn nhưng người hâm mộ nước ngoài không được phép nhập cảnh Nhật Bản.

Nguồn gốc của lễ hội 

Lễ hội này ở Nhật Bản có tên gọi là hanami. ‘Hanami’ là từ ghép giữa ‘hana’ nghĩa là ‘hoa’ và ‘mi’ nghĩa là ngắm nhìn. Như vậy, ‘hanami’ có nghĩa là ngắm nhìn hay thưởng lãm hoa và loài hoa được ưu ái dành cho lễ hội là hoa anh đào.

hoa anh đào

Lễ hội Hanami ở Nhật Bản đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước. Từ thời kỳ Nara (710 – 794) khi văn hóa thưởng lãm hoa ở Trung Quốc ảnh hưởng đôi chút đến Nhật Bản. Khi ấy hoa mơ (ume) được ngắm phổ biến hơn hoa anh đào. Đến thời Heian (794 – 1185), hoa anh đào được chú ý nhiều hơn. Trong thời này, hoàng đế Saga đã cho tổ chức các bữa tiệc dưới những tán anh đào tại cung điện hoàng gia ở Tokyo.Với mục đích cúng bái thần nông, chuẩn bị cho vụ mùa sắp tới.

Trong thời kỳ đầu, lễ hội Hanami được hoàng gia Nhật Bản tổ chức nhưng đến giai đoạn Azuchi-Momoyama (1568 – 1600) được thực hiện bởi tầng lớp samurai, quý tộc samurai. Đến thời kỳ Edo (1600 – 1867). Nhờ vào tình yêu mãnh liệt với hoa anh đào, Shogun thứ tám của dòng Tokugawa là Tokugawa Yoshimune đã khuyến khích trồng thêm rất nhiều hoa anh đào để toàn thể người dân cùng thưởng thức vẻ đẹp tinh khôi của loài hoa này. Từ đó, Hanami cũng phổ biến trong toàn dân.

Nguồn: Ngoisao.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội