Người dân cần tuân thủ quy định phòng chống dịch khi tham gia lễ hội

Người dân cần tuân thủ quy định phòng chống dịch khi tham gia lễ hội

Ngày 13 và 14/3 vừa qua, số lượt khách đến tham gia lễ hội đầu xuân tăng nhanh chóng. Gồm 2 lễ hội chính là hùa Hương (Hà Nội) và chùa Tam Chúc (Hà Nam). Chùa hương đón khách hơn 40 ngàn lượt người 2 ngày. Còn chùa Tam Trúc lên đến con số 70 ngàn người trong 2 ngày. Chỉ tính riêng chủ nhật là gần 50 ngàn lượt người ghé thăm.

Do tình trạng du khách ghé thăm đột biến. Khiến cho các địa điểm du lịch này trong tình trạng báo động đỏ. Khi xem những hình ảnh và video trên mạng, bạn có thể thấy cảnh các nơi này thất thủ ra sao. Mọi người đều cảm thấy lo lắng về các quy định tuân thủ phòng chống dịch. Do lượt khách động, nên nhiều địa điểm trong khu di tích bị ùn ú. Mọi người chỉ có thể di chuyển từng bước một.

Nhiều người còn hài hước bảo rằng đây là kiểu du xuân “cá hộp”. Trong quy định 5K của bộ Y tế thì đã có đến 3K không được tuân thủ như khẩu trang – khoảng cách – không tập trung. Còn 2K còn lại thì chắc cũng bị bỏ lơ (khử khuẩn – khai báo y tế).

Lượt khách quá đông nên tuân thủ 5K cũng phải “bỏ qua”

Tuy Ban quản lý chùa Tam Chúc cho biết đã yêu cầu du khách khai báo y tế, cấp phát khẩu trang miễn phí, nước rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt. Nhưng lượng khách quá đông cho nên khá nhiều người đã… bỏ qua.

Ðây không biết là lần thứ bao nhiêu dư luận lên tiếng lo ngại về tình trạng người dân coi thường, lơ là các biện pháp đề phòng lây lan dịch Covid-19 trong cộng đồng. Ai cũng biết, bệnh dịch chỉ có thể bị khống chế hoàn toàn. Khi tìm ra vắc-xin và người dân được tiêm chủng. Từ nay cho đến lúc đó, nguy cơ lây nhiễm vẫn luôn hiện hữu.

Thông điệp 5K chỉ là những biện pháp đề phòng sự lây lan bệnh dịch ở mức thấp nhất. Vậy mà nhiều người vẫn không tuân thủ! Thiết nghĩ, không cần phải nói đến hậu quả khôn lường. Nếu trong số hơn 100 nghìn lượt du khách đến chùa Hương và chùa Tam Chúc hai ngày cuối tuần qua có người mắc bệnh. Và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Lượt khách quá đông nên tuân thủ 5K cũng phải "bỏ qua"

Người dân chủ quan dễ làm bùng phát dịch

Bài học từ nhiều nước trên thế giới cho thấy do chủ quan. Không tuân thủ các biện pháp phòng dịch đã để xảy ra các làn sóng lây nhiễm trên quy mô lớn. Làm tê liệt mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa. Cụ thể thì ngày 15-3, làn sóng Covid-19 thứ ba chính thức được ghi nhận đã bùng lên ở châu Âu. Buộc nhiều nước như Pháp, Ðức, I-ta-li-a… áp đặt lại lệnh phong tỏa.

Dù vậy, đi lễ chùa đã ăn sâu vào gốc rễ người Việt

Nhu cầu đi lễ, cầu mong những điều tốt đẹp trong ngày đầu xuân của người dân là chính đáng, đã ăn sâu tâm thức, đời sống văn hóa, phong tục của người Việt. Bên cạnh đó, trừ tình huống đặc biệt, xã hội cần được vận hành linh hoạt trong tình trạng “bình thường mới”. Bao gồm cả thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần và tâm linh của người dân.

Thế nhưng trong giai đoạn hiện nay, với bất cứ hoạt động nào thì yêu cầu phòng dịch Và an toàn sức khỏe đều phải đặt lên hàng đầu. Nhiều cơ sở thờ tự, khu di tích nổi tiếng đã có những biện pháp phù hợp như: chùa Phúc Khánh (Hà Nội), nơi đầu năm có hàng nghìn người tham gia cầu an đã tổ chức lễ cầu an trực tuyến. Nhiều phật tử ủng hộ, đền Trần Nam Ðịnh tổ chức lễ khai ấn trực tuyến.

UBND tỉnh Ninh Bình chỉ tổ chức một số nghi lễ chứ không tổ chức lễ khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2021. Và dừng toàn bộ nội dung phần hội như một biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Ðây là những cách làm hay cần được tham khảo và nhân rộng.

Ban quản lý có các phương án ứng phó kịp thời

Trước tình trạng xảy ra hai ngày cuối tuần vừa qua, ban tổ chức và ban quản lý các khu di tích, lễ hội cần khẩn trương bổ sung phương án phân luồng, kiểm soát số lượng du khách, kiên quyết áp dụng biện pháp 5K. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bảo đảm tuân thủ tuyệt đối việc phòng, chống dịch Covid-19. Hơn lúc nào hết, sự thận trọng lúc này là hết sức cần thiết với cả người tổ chức và tham gia lễ hội. Nhưng biện pháp hành chính nào cũng không thể thay thế được ý thức tự giác của người dân.

Trong tình hình bệnh dịch còn có thể kéo dài. Nên chăng hãy thay đổi thói quen đi lễ, không nên đi lễ bằng mọi giá, bởi phật tại tâm. Nhiều điều tốt đẹp nảy sinh từ tấm lòng hướng thiện. Và nếu đi lễ, hãy tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Đó là tự bảo vệ bản thân, gia đình và góp phần gìn giữ sức khỏe của cộng đồng, vì sự phát triển của đất nước, là yêu nước.

Siết chặt quản lý tuân thủ quy định chống dịch

Siết chặt quản lý tuân thủ quy định chống dịch

Chúng ta thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, vừa đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội; vừa đảm bảo phòng chống dịch tốt. Vì vậy trước hết cần kêu gọi ý thức trách nhiệm, tính tự giác của mỗi cá nhân khi tham gia lễ hội là điều kiện tiên quyết, bởi chỉ khi mỗi cá nhân tự ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân trước dịch bệnh thì những quy định của cơ quan chức năng đưa ra mới có tính khả thi cao.

Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần đặc biệt siết chặt việc kiểm tra, xử phạt công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các di tích, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thuộc phạm vi quản lý. Nếu các địa điểm này không bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch thì yêu cầu tạm dừng hoạt động…

Như vậy, mặc dù tình hình dịch đã cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên các cấp, ban, ngành, cơ quan quản lý văn hóa và nhân dân không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Đặc biệt tuân thủ tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế. Đối với các đơn vị quản lý lễ hội cần chủ động xây dựng, thực hiện các kịch bản.  Sẵn sàng ứng phó với các tình huống, cấp độ dịch có thể xảy ra. Để công tác bảo đảm toàn phòng dịch khi thực hành lễ hội không dừng lại ở trên lý thuyết.

Nguồn: Nhandan.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội