Bánh chưng – món ăn cổ truyền trong văn hóa ngày Lễ Tết

Bánh chưng – món ăn cổ truyền trong văn hóa ngày Lễ Tết

Đối với người dân Việt Nam, mỗi năm đều mong chờ ngày Lễ Tết cổ truyền của dân tộc. Thời khắc chuyển giao năm mới, sum vầy tụ họp cùng gia đình và bạn bè; bên nhau cùng đón tết đã trở thành truyền thống từ xa xưa đến nay. Ngày Tết đến, một món ăn ẩm thực Việt Nam không thể thiếu trong những ngày này; đó chính là bánh chưng, món bánh thơm ngon, dẻo và béo ngậy. Con rồng cháu tiên, lịch sử hình thành từ xa xưa đã có món bánh này, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông, thể hiện tinh thần gắn bó của người dân Việt; đùm bọc lẫn nhau, khăng khít như cách gói bánh chưng của người Việt.

Cùng tìm hiểu nguồn gốc và sự phát triển của chiếc bánh đi cùng năm tháng; sự hình thành chiếc bánh cổ truyền độc đáo không thể thiếu ngày nay.

Bánh chưng – Nét văn hoá độc đáo ngày Tết

Không biết từ bao giờ; chiếc bánh chưng đã trở thành một sản vật không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Mỗi dịp Tết đến Xuân về; cùng nhau quây quần gói bánh; cùng nhau nấu bánh tạo nên một không khí nao nao của ngày Tết. Trẻ già đoàn tụ bên bếp lửa cùng đón thời khắc chuyển giao. Hình ảnh đẹp đẽ đó khắc sau vào tâm khản mỗi con người đất Việt.

Bánh chưng - Nét văn hoá độc đáo ngày Tết

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm gồm lá dong; gạo nếp, thịt lợn; đậu xanh và bánh thường được làm vào các dịp Tết Nguyên đán và ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

Xuất xứ nguồn gốc của bánh chưng được truyền lại

Tương truyền; nguồn gốc của chiếc bánh cổ truyền có liên quan đến truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu; con trai thứ 18 của vua Hùng đời thứ 6 và còn được sử sách ghi lại qua “Sự tích bánh chưng, bánh giầy”. Bánh chưng là món ăn truyền thống trong mâm cỗ Tết của người Việt; thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu; đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Đi cùng với bánh chưng bánh giầy; trong ngày Tết bày thêm mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.

Nguyên liệu

Được đùm bằng nhiều lớp lá dong; thể hiện sự gắn bó, lớp gạo nếp dẻo cùng với đậu xanh và thịt lợn. Sự kết hợp hài hòa này đã tạo ra món ăn đặc trưng ngày Tết. Bánh thường được luộc trong thời gian từ 8 đến 10 tiếng để gạo nhừ và gắn kết với nhau; sau khi vớt bánh ra thường người Việt sẽ chọn những chiếc bánh đẹp nhất để thắp hương rồi qua giao thừa mới sử dụng.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử; tục gói bánh ngày Tết vẫn còn giữ nguyên đến ngày nay. Ngày xưa, cứ mỗi dịp Tết đến, lòng người lại rộn ràng; háo hức mong đến ngày để được quây quần gia đình; cùng nhau gói những chiếc bánh chưng để dâng lên cúng tổ tiên, trời đất. Gói bánh chưng; ngồi canh nồi bánh trên bếp lửa đã trở thành một tập quán; một hình tượng ý nghĩa và trở thành kí ức đẹp đẽ của biết bao người con đất Việt.

Chiếc bánh của ngày Tết Việt

Ngày nay, cuộc sống ngày càng phát triển; không còn nhiều gia đình tự gói bánh chưng ở nhà; hình ảnh ngồi canh nồi bánh chưng cũng chỉ còn đâu đó ở những vùng quê. Tuy nhiên khi Tết đến xuân về, mặc dù không gói bánh nhưng mỗi gia đình đều có những chiếc bánh đặt mua đặt trên bàn thờ gia tiên nghi ngút khói. Nếu như trước kia, bánh chưng chỉ được gói vào mỗi dịp lễ Tết hay ngày Giỗ Tổ; thì ngày nay, bánh chưng lại được dùng phổ biến trong những dịp cưới xin, giỗ chạp; lễ hội,..và còn được bán hàng ngày.

Chiếc bánh của ngày Tết Việt

Đối với mỗi người con đất Việt; hình ảnh bánh chưng xanh cùng mâm cỗ tất niên đêm Giao Thừa gợi nhắc họ luôn nhớ về gia đình; về quê cha đất tổ. Tết của người Việt chỉ trọn vẹn khi có cặp bánh chưng xanh trên ban thờ gia tiên. Những chiếc bánh xanh mướt; dẻo và thơm mùi nếp mới tạo nên phong vị Tết thật độc đáo và ý nghĩa mà không nơi đâu có được.

Những ý nghĩa lớn lao này khiến loại bánh này được coi là món ăn mang tầm vóc dân tộc Việt. Tuy nó không phổ biến đối với bạn bè quốc tế nhưng bánh chưng chính là món ăn mà người dân Việt nào cũng đã từng ăn và sẽ mãi yêu thích nó.

Nguồn: Kinhtemoitruong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội