Những loại bánh tầng nổi tiếng nhất Châu Á

Những loại bánh tầng nổi tiếng nhất Châu Á

Du lịch Châu Á, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm nền văn hóa đặc sắc, chiêm ngưỡng cảnh sắc ấn tượng, thưởng thức vô số món ăn ngon khó cưỡng, cùng nền ẩm thực nền nã. Trong số đó, sự xuất hiện của bánh mì sandwich dễ thương đến mức đôi khi người ta không thể ăn được. Nhìn chung, các loại bánh Á luôn hút khách bởi vẻ ngoài tinh tế, dễ thương. Bánh được bao phủ bởi nhiều lớp mịn khác nhau. Không chỉ hấp dẫn thực khách bởi món ăn ngon mà món bánh truyền thống của một số nước châu Á còn khiến thực khách trầm trồ bởi quy trình chế biến tỉ mỉ, tinh tế.

Bánh là thực phẩm có thể dùng làm món ăn nhẹ giữa các hoạt động. Vậy đối với các nước Châu Á, loại bánh nào được gọi là bánh đặc trưng? Đây là một loại bánh, chỉ cần nhắc đến tên là mọi người sẽ đoán được nó thuộc nước nào. Đối với những người thích bánh ngọt, họ luôn mong muốn được nếm thử những món bánh đặc biệt từ những nơi họ đến thăm. Hãy cùng WPD dạo qua các nước Châu Á và điểm qua nhiều loại bánh xếp lớp đẹp mắt và hấp dẫn.

Việt Nam – Bánh tầng da lợn

Việt Nam - Bánh tầng da lợn

Các món bánh của những quốc gia châu Á trước giờ vẫn luôn nổi tiếng với sự tinh tế và đẹp đẽ, trong đó bao gồm cách làm bánh xếp tầng tầng lớp lớp rất mỏng, với sắc màu xen kẽ nhau. Nếu như Pháp có món bánh pastry nghìn lớp được xem như tinh hoa bậc nhất thì các nước châu Á cũng có những món bánh xếp tầng (không đến mức nghìn lớp) nhưng cũng đẹp và đặc sắc không kém.

Nhắc đến bánh xếp tầng thì không thể không nghĩ ngay đến món bánh da lợn của người Việt Nam. Bánh da lợn là món bánh cực kì phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ, thường xuất hiện trong nhiều dịp lễ lộc, cũng là món ăn chơi, ăn vặt thường thấy. Bánh được làm từ bột năng, đường trắng, dừa nạo và đậu xanh. Phần xanh lá của bánh được lấy màu từ lá dứa. Bánh thường có hai phần, một là phần bánh làm từ bột năng cùng lá dứa, hai là phần làm từ đậu xanh hoặc khoai môn trộn với bột gạo. Hai phần này được chia tành nhiều lớp mỏng và xếp chồng lên nhau. Bánh được làm chín bằng cách hấp, khi ăn có vị thơm, ngọt bùi.

Nhật Bản – Hishimochi

Nhật Bản - Hishimochi

Nhật Bản khoảng tháng ba vào độ xuân có rất nhiều những món ăn ngon và đẹp mắt; trong số đó nổi bật nhất là Hishimochi – món bánh mochi ba tầng có màu hồng, trắng và xanh lá. Hishimochi được làm từ bột gạo nếp, nắn thành hình thoi; thường được ăn trong lễ Hinamatsuri là lễ hội các bé gái. Ba màu trong bánh Hishimochi có ý nghĩa đặc biệt: màu trắng tượng trưng cho tuyết mùa đông dần tan; màu xanh lá tượng trưng cho sự đâm chồi nảy lộc và màu hồng là hoa đào nở mùa xuân. Đây là món bánh mang đậm không khí mùa xuân của Nhật Bản.

Hàn Quốc – Mujigae-tteok

Hàn Quốc - Mujigae-tteok

Mujigae-tteok là món bánh gạo cầu vồng, và đúng như cái tên; món bánh này được cấu thành bởi những tầng đầy màu sắc tượng trưng cho một chiếc cầu vồng. Đây là món bánh làm từ gạo nếp, thuộc dòng bánh tteok nổi tiếng của Hàn Quốc, mang ý nghĩa tươi vui. Mujigae-tteok thường là món bánh không thể thiếu trong những dịp ăn mừng như lễ thôi nôi của em bé; lễ thành hôn, lễ mừng thọ người lớn tuổi. Để làm nên màu của bánh, người Hàn tận dụng màu tự nhiên từ các loại cây cỏ; như hoa dành dành (màu vàng), khoai nưa (màu hồng), ngải cứu (màu xanh)…

Thái Lan – Bánh tầng Khanom Chan

Thái Lan - Bánh tầng Khanom Chan

Thái Lan có món bánh khanom chan mềm mượt như lụa, có vị dai dai thơm ngậy mùi dừa. Bánh được làm từ gạo nếp và nước cốt dừa pha với bột năng. Bánh có nhiều tầng lớp khác nhau và được làm bằng cách thay phiên đổ bột vào khuôn; chờ cho phần bột mỏng bên dưới khô trước khi đổ thêm tầng khác. Màu xanh của bánh được lấy từ lá dứa. Nhiều người cảm thấy bánh giống bánh da lợn của người Việt nhưng hai loại này thực ra rất khác. Khanom chan có vị dai hơn và không sử dụng đậu xanh hay khoai mà chủ yếu dùng nước cốt dừa.

Trung Quốc – Cửu tầng cao

Trung Quốc - Cửu tầng cao

Cửu tầng cao là món bánh chín tầng của người Trung Quốc; được ăn vào dịp tết Trùng Cửu hay tết Trùng Dương (nhằm ngày 9 tháng 9 âm lịch hằng năm). Bánh được làm từ bột gạo, nước, đường và một ít tinh chất chuối. Thay vì sử dụng gạo nếp, cửu tầng cao sử dụng bột gạo tẻ khiến món bánh có kết cấu mềm hơn; ít dính và dai hơn, dễ tan khi cho vào miệng.

 

Nguồn: Kenh14.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội